a. Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam
Trong quá trình quá độ lên CNXH chúng ta cần phải biết
tiếp thu và vận dụng sáng tạo tư tưởng của các nhà kinh điển Mac-Lenin, nhất là
tư tưởng của Lê nin về những khâu trung gian, những bước quá độ tất yếu để đưa
một xã hội tiểu nông, lạc hậu lên CNXH; lại vừa biết tổng kết lịch sử của đất
nước và của thế giới với những biến đổi to lớn của nó. Điều quan trọng là quá
trình đi lên CNXH, chúng ta cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu khách
quan của sự phát triển, tuân theo những qui luật khách quan của sự phát triển
từ xã hội nông nghiệp lạc hậu lên CNXH. Tuyệt đối không có những hành động chủ
quan, duy ý chí, trái với qui luật khách quan. Phải hiểu rằng quá độ gián tiếp
lên CNXH , bỏ qua chế độ TBCN là con đường phù hợp với điều kiện đất nước và
thời đại ngày nay.
Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra biến đổi về chất
của XH trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên
phải phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình
thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống XH
diễn ra sự đan xen và đấu tranh của cái cũ và cái mới.
b. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ
tiến lên CNXH ở Việt Nam
- Lý luận hình thái kinh tế - XH
chỉ ra, mỗi hình thái KT-XH có một lực lượng sản xuất của nó, hay nói cách
khác, có một cơ sở vật chất-kỹ thuật của nó. Để có CNXH phải có một cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại do cuộc CM khoa học và công nghệ mang lại. Song, nước ta
tiến lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là
chủ yếu, cái thiếu thốn của chúng ta là chưa có một nền đại công nghiệp. Vì
vậy, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực chất của công
nghiệp hóa hiện đại hóa chính là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho CNXH ở nước ta trên cơ sở phát huy năng lực nội sinh của đất nước cũng như
xu thế quốc tế hóa kinh tế thế giới. đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời
kỳ quá độ tiến lên CNXH.
- Trong công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước, chúng ta cần phát triển mạnh mẽ một nền khoa học và công nghệ
tiên tiến, hiện đại. Phải coi phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu. điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế của thế giới ngày nay trong xu
thế hợp tác, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Chính vì vậy, đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX cuả Đảng ta đã đề ra: “con đường công nghiệp hóa hiện đại
hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có bước tuần tự, vừa có
bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để
đạt được những trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và
phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học công nghệ, từng bước phát triển
kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người
Việt Nam: coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là nền tảng và
động lực của sự nghiệp công nghiệp hó hiện đại hóa. Thực hiện thắng lợi sự
nghiệp CNH-HĐH là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi sự
nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.
c. Kết hợp giữa LLSX với xây dựng QHSX
trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam
- Trong khi khẳng định vai
trò của LLSX, lý luận hình thái kt-xh còn chỉ ra, sự phát triển của LLSX phải
gắn liền với việc thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp. Trong sự nghiệp xây dựng
CNXH ở nước ta, Đảng ta khẳng định “Phát triển LLSX gắn liền với QHSX mới phù
hợp trên cả 3 mặt sở hữu, quản lý và phân phối.
- Phù hợp với sự phát triển của
LLSX ở nước ta, đảng ta chủ trương sử dụng “nhiều hình thức sở hữa về TLSX,
nhiều thành phần kinh tế”. đồng thời thực hiện nhất quán lâu dài chính sách
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN.
- Kinh tế thị trường là thành
tựu chung của văn minh nhân loại. Nó là kết quả của sự phát triển LLSX đến một
trình độ nhất định, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội và đa dạng
hóa các hình thức sở hữu. Đến lượt nó, kinh tế thị trường là một động lực mạnh
mẽ thúc đẩy LLSX phát triển. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN vừa phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, vừa phù hợp với
yêu cầu phát triển của LLSX ở nước ta, với yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng ta khẳng định:
“Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển LLSX, phát
triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH nâng cao đời sống
của nhân dân.
d. Kết hợp giữa kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống XH trong
thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam
Xuất phát từ mối quan hệ giữa
kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống XH mà lý luận hình thái
kt-xh đã chỉ ra, trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, gắn liền với phát
triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phải không
ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vài trò lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân; nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ TQ.
Đồng thời, phải gắn phát triển
kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, nhằm không ngừng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài, theo quan điểm của đảng ta, đó là quốc sách hàng đầu, giải quyết các vấn
đề XH, thực hiện công bằng và dân chủ trong đời sống XH.
Trong quá trình phát triển văn
hóa, cần phải đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục và đào tạo. Phải coi
giáo dục và đào tạo cũng là quốc sách hàng đầu. Điều này vừa phù hợp với xu thế
phát triển hiện đại, lại vừa là đòi hỏi cấp bách của sự phát triển đất nước.
Tóm lại: lý luận
hình thái kinh tế xã hội là một lý luận khoa học, nó cho chúng ta một quan niệm
đúng đắn về mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt trong đời sống kt-xh, về sự vận
động và phát triển của XH. Với sự phát triển của khoa học và thực tiễn hiện
nay, lý luận đó vẫn giữ nguyên giá trị. Nó đem lại một phương pháp luận thực sự
khoa học để phân tích các hiện tượng trong đời sống XH, để từ đó vạch ra phương
hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn.
Đ.Đ.H
Việt Nam đã đi rất đúng hướng, cho nên đất nước mới phát triển mạnh mẽ như vậy
Trả lờiXóa