Thực chất, đằng sau những lập
luận ấy là chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch, hòng phá vỡ tính tổ chức,
tính kỷ luật, hạ bệ vai trò của quân đội, làm cho Quân đội nhân dân (QĐND) Việt
Nam xa rời mục tiêu, lý tưởng, nhằm hiện thực âm mưu “phi chính trị hóa quân đội”
Trên một số trang mạng nước
ngoài gần đây đăng tải nhiều bài viết tập trung “phân tích” về chủ trương, cách
thức vận hành trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam.
Các bài viết này “ngợi khen” việc nhất quán “mỗi người dân là một chiến sĩ” thể
hiện cách làm sáng tạo, hiệu quả.
Họ thuyết giảng: Vì dịch
bệnh cũng là một loại “giặc” nên đáng ra quân đội phải là lực lượng duy nhất có
trách nhiệm đương đầu, ứng phó. Thế nhưng, Việt Nam đã biết cách biến mỗi người
dân thành một chiến sĩ nên công cuộc chống “giặc dịch” trở nên hiệu quả.
Trên luận điệu đó, họ cố
tình suy diễn: Quân đội không thể hiện được vai trò, vị trí của mình, nên
cần phải “dân sự hóa hoạt động quân sự”; trao sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) cho
quần chúng. Có nghĩa, phải tinh giản biên chế trong quân đội một cách mạnh mẽ,
chỉ để lại một vài cơ quan chỉ đạo chiến lược; cũng nên giảm ngân sách đầu tư
cho quốc phòng và không nên “nuôi” một số lượng quân thường trực “đông nhưng
không mạnh”... vì nếu có biến cố gì đi nữa, thì nhân dân ứng phó là đủ (?)
Với cách lập luận lập lờ
nêu trên khiến không ít người thoạt nghe đã sinh ra a dua, cổ xúy, tán dương. Một
số người dân đón nhận thông tin một chiều tỏ ra nghi hoặc về sức mạnh quân đội,
rồi bày tỏ sự ủng hộ “dân sự hóa” một số lĩnh vực hoạt động quân sự, dành ưu
tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế...
Từ những phân tích trên,
các bài viết còn viện dẫn về chuyện một số quốc gia trên thế giới không cần xây
dựng lực lượng quân đội, chỉ thiết lập đội tự vệ quốc gia với quân số ít. Thậm
chí, có quốc gia không bận tâm đến việc BVTQ, vì trong xu thế hội nhập, các nước
sẽ biết cách tôn trọng độc lập, tự do, chủ quyền của mỗi quốc gia.
Thực chất, đây là những thủ
đoạn nhằm hạ thấp ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ BVTQ, hạ bệ vai trò của
QĐND Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng, BVTQ; thúc đẩy xu hướng nhận thức
tiêu cực, tạo áp lực tâm lý để xới lên đề xuất “giải tán” quân đội, cắt giảm
nguồn lực đầu tư cho quân đội và quốc phòng. Đây là thủ đoạn nhằm phá vỡ “lõi hạt
nhân” trong kết cấu thế trận chiến tranh nhân dân, làm tan hỏng, mục rũa nền quốc
phòng toàn dân từ bên trong.
Ở một diễn biến khác, những
kẻ thủ ác lại rêu rao: Việt Nam đang “quân sự hóa hoạt động dân sự”. Họ cho rằng:
Chống dịch là một dạng hoạt động dân sự, nhưng quân đội lại ồ ạt đưa lực lượng,
vũ khí, trang bị vào “trấn áp” dịch-đó là biểu hiện “quân sự hóa hoạt động dân
sự”.
Một mặt, họ quy kết
quân đội không đủ mạnh, không thể làm tròn nghĩa vụ với nhân dân, nên cố tình
kéo quần chúng vào một cuộc chiến “vô thưởng vô phạt”; cổ vũ người dân lên tuyến
đầu để bao biện cho sự hèn nhát, sợ dịch bệnh của cán bộ, chiến sĩ quân đội. Mặt khác,
họ tung hô: Đảng, Nhà nước và quân đội đang tô hồng vai trò của chính mình, “làm
màu” để mị dân.
Thực chất, đây là thủ đoạn
đánh tráo sự thật, xóa nhòa bản chất hoạt động bảo vệ, phục vụ nhân
dân, phủ định vai trò, đóng góp to lớn của QĐND Việt Nam trong
phòng, chống dịch Covid-19 suốt gần hai năm qua. Trên thực tế, QĐND Việt Nam đã
khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những lực lượng xung kích
trên tuyến đầu; bảo vệ nhân dân bằng tất cả tình yêu thương. Thậm chí nhiều cán
bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến với loại “giặc vô hình” để phụng
sự Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.
Vậy nên, “những lời có
cánh” nêu trên, thoạt qua, có thể nhầm tưởng là hợp lý, vô hại, nhưng xét về thực
chất lại chính là khuynh hướng thủ đoạn khá mới, cố tình làm sai lệch nhận thức
của quần chúng, mang lại nhiều hệ lụy và hậu quả to lớn; ảnh hưởng đến quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quân đội; tác động trực tiếp đến kết quả
xây dựng quân đội; chi phối nghiêm trọng công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn
dân và tiềm lực, nguồn lực BVTQ trong tình hình mới.
Không có chuyện cán bộ, chiến
sĩ quân đội đang “vô công rồi nghề”, “đông mà không mạnh” như những kẻ hiềm
khích, chống đối, chống phá cố tình tô vẽ, thêu dệt. Mỗi công dân Việt Nam cần
có trách nhiệm nâng cao nhận thức, cảnh giác trước những chiêu trò thâm độc ấy.
Hãy ngước nhìn lên bầu trời
xanh của Tổ quốc. Chắc chắn rồi, sự bình yên ấy không tự nhiên có được, mà là kết
quả của sự phòng vệ quốc gia từ xa, từ sớm. Ở nhiều nơi trên đất nước này vẫn
có sự hiện diện của tổ chức, đơn vị quân đội luôn “dõi mắt canh trời”, trực SSCĐ
24/24 giờ, với các loại vũ khí có khả năng đánh chặn mọi nguy cơ và các mối đe
dọa trong mọi tình huống; sóng radar giăng từng tấc không khí để kịp thời phát
hiện bất cứ mục tiêu nào dù là nhỏ nhất xâm phạm chủ quyền bầu trời quốc gia.
Và như vậy, chắc chắn sẽ có
hàng nghìn ánh mắt của cán bộ, chiến sĩ dõi lên bầu trời canh giữ bình yên, hay
miệt mài thao tác vũ khí trang bị để bảo vệ, vận hành sự bình yên đó.
Tất cả những người lính Cụ
Hồ đều đối diện với các thiệt thòi về vật chất lẫn tinh thần, nhưng luôn không
hề nao núng, thoái thác nhiệm vụ. Hãy thử đặt mình vào vị trí của những người
đang ở nơi “đầu sóng, ngọn gió”, để thêm trân trọng những đóng góp của những
chiến sĩ hải quân một lòng trung hiếu, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, chủ quyền Tổ
quốc.
Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống lại bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa