MẠNG XÃ
HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI SĨ QUAN TRẺ
Biển Nhớ
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ
thông tin, Internet nói chung, mạng xã hội nói riêng đã và đang chứng tỏ sức
ảnh hưởng to lớn của nó đối với đời sống con người mà đội ngũ sĩ quan trẻ cũng
không ngoại lệ. Sự tác động của mạng xã hội đối với đội ngũ sĩ quan trẻ là tất
yếu khách quan, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm theo cả hai chiều cạnh: tích
cực và tiêu cực. Vì vậy, có thể nói, việc nghiên cứu, xác định tác hại và mức
độ ảnh hưởng của mạng xã hội đối với đội ngũ sĩ quan trẻ là vấn đề vừa cơ bản
vừa có tính cấp thiết hiện nay.
Mạng xã hội (Social Network) là một
trang web mà ở đó một người có thể kết nối và chia sẻ thông tin với nhiều người
thông qua trò chuyện (chat), gửi thư điện tử (email), xem phim, ảnh,
điện thoại (voice chat), nhật ký điện tử (blog), trò chơi (games) quản lý thông
tin, tìm kiếm thông tin và kết nối bạn bè không phân biệt không gian và thời
gian. Với những tính năng tiện lợi đó, mạng
xã hội đã trở thành một hiện tượng xã hội, chiếm một phần quan trọng
trong đời sống tinh thần của hàng trăm triệu người trên thế giới, nhất là giới
trẻ, trong đó có đội ngũ sĩ quan trẻ.
Cần phải khẳng định rằng, sự ra đời và phát triển của mạng xã hội là một bước tiến bộ lớn trong
đời sống của loài người, mang lại nhiều tiện ích cho xã hội. Tuy nhiên, bên
cạnh những thuận tiện, hữu ích, mạng
xã hội còn tạo ra những tác động tiêu cực, đó chính là hiện tượng “khủng
hoảng thông tin”, gây rối dư luận, gây “nghiện mạng xã hội”. Hệ lụy của việc
lạm dụng mạng xã hội ở đội ngũ sĩ quan
trẻ là: chất lượng thực hiện nhiệm vụ theo chức trách giảm sút, sao lãng
công việc, ảnh hưởng đến sức khỏe (giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi…). Đặc
biệt, sự phát tán thông tin từ mạng xã
hội rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để các thế lực thù địch lợi
dụng, gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của đội ngũ sĩ quan trẻ. Nhất là
những thông tin không có nguồn gốc chính thống, chưa được kiểm duyệt, nhằm mục
đích nói xấu, bôi nhọ người khác, hoặc kích động, phản động, thậm chí là chống
phá Đảng, Nhà nước và quân đội ta. Với tư cách là một trong những thành viên
tham gia mạng xã hội, dù vô tình hay
hữu ý, đội ngũ sĩ quan trẻ có thể bị lôi kéo tham gia thành lập các nhóm
(group) tuyên truyền những thông tin thiếu lành mạnh hoặc thiếu trung thực hay
là sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch mưu đồ chính trị nhằm chống
lại chế độ, chống lại Tổ quốc.
Để ngăn chặn
hiệu quả tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với sĩ quan trẻ, cần thực hiện tốt những nội dung,
giải pháp cụ thể như:
Một là, nâng cao nhận thức cho đội ngũ sĩ quan trẻ về tác
hại và ảnh hưởng tiêu cực của của mạng xã hội, đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt
động khai thác, sử dụng mạng xã hội ở các đơn vị. Với tư cách là nguồn lưu trữ và chuyển
tải thông tin, mạng xã hội cũng là một dạng tài nguyên thông tin trên internet.
Cấm đoán đội ngũ sĩ quan trẻ khai thác thông tin là một phạm trù khó có thể
thực hiện trong một xã hội truyền thông đa phương tiện hiện đại. Vấn đề tất yếu
là chúng ta phải có những giải pháp tối ưu giảm thiểu sự tác động của nó đối
với nhận thức của những chủ thể khi tiếp cận, khai thác và chia sẻ thông tin
trên mạng xã hội. Đặc biệt, cần làm cho đội ngũ sĩ quan trẻ nhận thức sâu sắc
những nguy cơ tiềm ẩn, liên quan đến phẩm chất, hình ảnh người sĩ quan quân
đội, đến bí mật quân sự, khả năng bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia các diễn đàn phản
động trên mạng xã hội khi họ tham gia mạng xã hội.
Hai
là, làm tốt công tác giáo dục chính trị, nâng cao bản lĩnh, nhãn quan chính
trị, tạo khả năng “miễn dịch” cho đội ngũ sĩ quan trẻ trước tác động tiêu cực
của mạng xã hội hiện nay. Đây
là giải pháp căn bản trong ngăn chặn tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với
đội ngũ sĩ quan trẻ hiện nay, tạo nền tảng về chính trị, tư tưởng định hướng
đội ngũ sĩ quan trẻ trong quá trình tiếp nhận, xử lý các thông tin trên mạng
internet nói chung, mạng xã hội nói riêng, từ đó có thể phân biệt và sàng lọc
thông tin hữu ích cho bản thân, đồng thời tránh được sự tác động tiêu cực của
các thông tin xấu độc từ mạng xã hội.
Ba
là, khuyến khích và tạo điều kiện cho đội ngũ sĩ quan trẻ thường xuyên tham gia
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói chung, các thông tin
xấu độc trên mạng xã hội nói riêng. Đây
là giải pháp quan trọng, tạo thế chủ động cho đội ngũ sĩ quan trẻ trong quá
trình tham gia mạng xã hội. Hơn nữa, hiệu quả của quá trình đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch nói chung, các thông tin xấu độc trên mạng xã
hội nói riêng chính là nhân tố có vai trò tích cực trong việc ngăn chặn có hiệu
quả ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với đội ngũ sĩ quan trẻ hiện nay.
Với tư cách là chủ thể đấu tranh với những quan điểm sai trái, tiêu cực, thù
địch trên mạng xã hội, việc đội ngũ sĩ quan trẻ nhận thức, phân biệt tính chất
và mực độ nguy hại của các thông tin xấu độc cũng như tác động của nó tới bản
thân mình trở nên chủ động, tích cực, từ đó điều chỉnh hành vi của mình thích
hợp, vừa ngăn chặn được sự tác động tiêu cực của mạng xã hội đến bản thân, vừa
đem lại hiệu quả cao trong học tập, nghiên cứu thông tin phục vụ công tác.
Bốn là, tổ chức các hoạt động, sân chơi lành mạnh nhằm thu
hút và định hướng đội ngũ sĩ quan trẻ vào các hoạt động thực tiễn sinh động, bổ
ích, tránh xa thế giới ảo của mạng xã hội. Đây là giải pháp có tính nền tảng, tạo
môi trường lành mạnh, tích cực thu hút sự tham gia của đội ngũ sĩ quan trẻ,
nhằm hạn chế sự tiếp xúc và lệ thuộc vào mạng xã hội, các hiện tượng “nghiện
online”, rơi vào lối sống ảo.
Nếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt sàng lọc thông tin, nhận diện và đấu tranh loại bỏ những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá
Trả lờiXóa