Những ngày gần đây câu chuyện nông sản Việt Nam bị ùn ứ tại cửa khẩu với Trung Quốc đang nhận được sự chú ý của dư luận. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, không ít đối tượng xấu đang cố tình phù phép, chính trị hoá nhằm tấn công chính quyền.
Xung quanh vấn đề nông sản đang bị ùn tắc tại các cửa
khẩu với phía Trung Quốc, các đối tượng nhanh chóng tung ra luận điệu xuyên tạc
rằng: “Xin đừng trách Trung Quốc. Hãy trách Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc,
Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ”. Những kẻ này đổ lỗi cho Nhà nước đã “bỏ mặc”
người nông dân. Thậm chí, các đối tượng này còn hù doạ, phù phép, tô vẽ ra các
thuyết âm mưu về mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay gần 4.500 container vận
chuyển nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc ùn ứ tại các cửa khẩu. Việc nông sản
bị ùn tắc không phải lần đầu mới diễn ra. Tuy nhiên ở lần này, thời gian ùn tắc
kéo dài, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nhiều người.
Tình trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác
nhau. Một trong những nguyên nhân đầu tiên là do phía Trung Quốc đang thắt chặt
công tác phòng, chống dịch Covid-19. Hiện nay, Việt Nam thực hiện chiến lược “sống
chung với dịch” nhưng phía bạn lại theo đuổi mục tiêu “zero Covid”. Chính vì vậy,
sự “thận trọng” từ phía Trung Quốc khi tiến hành các hoạt động giao thương với
Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, đánh giá nguyên nhân sâu xa của thực trạng
trên có thể thấy hoạt động kinh doanh nông sản của chúng ta còn nhiều vấn đề bất
cập. Câu chuyện về thị trường cho nông sản Việt vẫn luôn là vấn đề nóng. Trong
nhiều năm qua, hàng nông sản của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường
Trung Quốc. Trong khi đó việc xuất khẩu chủ yếu theo đường tiểu ngạch, mạnh ai
nấy làm, thiếu sự điều tiết. Chính điều này đã dẫn đến sự bị động trong việc
giao thương với phía Trung Quốc. Mặt khác, các hợp đồng mua bán hàng nông sản hầu
hết không bảo đảm chắc chắn về mặt pháp lý theo thông lệ quốc tế nên phần lớn rủi
ro phía Việt Nam sẽ phải gánh. Không phải đến thời điểm hiện tại vấn đề này mới
được nêu ra. Các cơ quan chức năng, các nhà khoa học đã không ít lần chỉ ra điều
này. Cùng với đó, các cơ quan quản lý cũng đã nghiên cứu, tạo điều kiện để mở rộng
các thị trường cho nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề không
phải ngày một ngày hai là có thể kết thúc. Nó cần sự vào cuộc của nhiều cấp
ngành, sự thay đổi tư duy của người sản xuất, sự phối hợp của Nhà nước – Nhà sản
xuất – Nhà kinh doanh. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy, thay vì sản xuất
hàng giá rẻ phải nâng cao chất lượng nông sản, tăng cường hoạt động chế biến, mở
rộng thị trường để tránh bị động.
Về luận điệu đổ lỗi cho Đảng, cho Nhà nước, cho
chính quyền được các “con buôn dân chủ” tung ra, đây là điều sai trái, không thể
chấp nhận. Khi xuất hiện tình trạng hàng hoá bị ùn tắc tại cửa khẩu, các cơ
quan chức năng của Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan hữu quan phía Trung Quốc
nhằm giải quyết vướng mắc. Về lâu dài, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp
khác nhau, từ hỗ trợ khoa học kỹ thuật đến đẩy mạnh hợp tác với các nước mở đường
cho nông sản Việt. Mặt khác, hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản nói riêng
và tất cả các hàng hoá nói chung đều phải tuần theo quy luật của thị trường. Vì
vậy, đi liền với những lợi ích có thể đạt được thì người kinh doanh cũng phải đối
mặt với những rủi ro có thể phát sinh. Trong thời đại ngày nay, việc định hướng,
điều tiết của Nhà nước không thể thay thế hết cho các quy luật thị trường.
Vì vậy, những luận điệu đổ lỗi cho Nhà nước là
nguyên nhân dẫn đến việc hàng hoá ùn tắc tại các cửa khẩu hiện nay là vô căn cứ,
hết sức phi lý và không thể chấp nhận được. Từ đó, chúng ta phải nâng cao cảnh
giác, chọn lọc những thông tin từ những kênh chính thống để tuyên truyền cho
nhân dân hiểu rõ bản chất vấn đề, tránh chia sẻ những bài viết vô căn cứ, xuyên
tạc làm sai lệch sự thật, hoang mang dư luận và vô tình tiếp tay cho bè cánh cơ
hội chính trị, chống phá đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước.
Mọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa