CẦN NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ VAI TRÒ VĂN HÓA
TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY
Quang Minh
Trong suốt chiều dài lịch sử hàng
ngàn năm qua của dân tộc Việt Nam, với tinh thần cố kết cộng đồng chặt chẽ
trong lao động sản xuất và chống giặc ngoại xâm đã hun đúc nên một nền văn hóa
dân tộc phong phú, đa dạng, là nguồn sức mạnh chống lại những âm mưu đồng hóa, hành động hủy diệt văn hóa Việt Nam của các thế lực ngoại bang trong nhiều thế kỷ. Vượt lên
tất cả, nhân dân ta đã bảo vệ được nền độc lập dân tộc, giữ được nền văn hóa đặc sắc của riêng mình.
Từ khi Đảng ta
ra đời (2/1930), văn hóa đã có sức sống mới hướng tới phục vụ đặc lực cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng ta đã chỉ rõ: Văn hóa là một mặt trận, xây dựng
văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề
ra khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến”. Văn hóa được
coi như một mặt trận, một động lực và mục tiêu của cuộc kháng chiến. Văn hóa trở
thành nội dung đồng hành của sự nghiệp kháng chiến. Sự nghiệp xây dựng văn hóa
mới theo phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng đã tạo tiềm lực cho sự nghiệp
kháng chiến - kiến quốc và mỗi bước thắng lợi của kháng chiến lại tạo tiền đề
cho sự phát triển văn hóa.
Trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng ta nhận thấy vai trò to lớn của mặt trận văn
hóa. Theo đó, phải có các tổ chức và đội ngũ cán bộ hoạt động về văn hóa, văn
nghệ để gây dựng và thúc đẩy phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc nhằm
chống lại văn hóa phát xít thụt lùi, văn hóa phong kiến bảo thủ, lạc hậu. Do vậy,
tại Hội nghị Thường vụ Trung ương từ ngày 25 đến 28/2/1943, Đảng ta xác định phải
có đường lối lãnh đạo xây dựng nền tảng văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng.
Vì thế, “Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943” đã ra đời.
Hiện nay, trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, văn hóa ngày càng giữ vị trí, vai
trò trọng yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; là động
lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội; kích thích sự
sáng tạo và đánh thức những năng lực tiềm ẩn của con người. Những tư tưởng trong “Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943” vẫn còn nguyên
giá trị, định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Tuy nhiên, trước sự phát triển của đất nước
trong bối cảnh mới, với sự tác động mạnh mẽ của mặt trái kinh tế thị trường, sự
chống phá của các thế lực thù địch đòi hỏi phải có những định hướng mới cho sự
phát triển văn hóa. Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn, Đảng ta đã tổ chức
Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai nhằm đánh giá việc triển khai đường lối,
chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn
nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực
hiện công cuộc đổi mới đất nước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công
tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn đến năm 2045.
Với mục đích, ý nghĩa tốt đẹp là thế,
những các đối tượng cơ hội, phản động với cái nhìn thiển cận, đã có tình ngụy
biện đưa ra nhiều luận điệu chống phá, như cho rằng tổ chức hội nghị là việc
làm sáo rỗng, vu cáo nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, kích động thế hệ trẻ thờ ơ về
mục tiêu lý tưởng, tuyên truyền văn hóa phương Tây…nhằm cản trở sự phát triển của
đất nước. Vì
vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần nâng cao tinh thần cảnh
giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, phê
phán, vạch trần, bác bỏ các quan điểm thù địch, sai trái là một nhiệm vụ
hàng đầu trong tình hình mới./.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa