Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con
người cần được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên ở bất kỳ quốc gia nào, tự do
ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật nhằm tránh hiện tượng bị lợi
dụng, gây phương hại đến quyền, lợi ích của cá nhân khác, đến đạo đức xã hội,
trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Các thế lực phản động,
thù địch trong và ngoài nước đã và đang lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc,
chống phá Đảng và Nhà nước ta, bôi nhọ, nói xấu chính quyền, gây kích động,
hoang mang trong nhân dân, đe dọa an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã
hội.
Mới đây, ngày 14/12/2021, TAND TP Hà Nội
đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống
Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Phạm Thị Đoan Trang (SN 1978, trú tại phường Cát Linh,
quận Đống Đa, Hà Nội) từng làm phóng viên của một số tờ báo, kênh truyền hình.
Năm 2013, Trang xuất cảnh, sau đó bị các đối tượng phản động lôi kéo vào đường
dây chống phá Đảng, Nhà nước. Sau
khi trở về nước, Phạm Thị Đoan Trang đóng vai “người bất đồng chính kiến”. Được
sự tài trợ, cổ xúy của thế lực không thân thiện với Việt Nam trong chính giới
phương Tây, các tổ chức nhân quyền cực đoan và một số đối tượng ảo tưởng chính
trị ở bên ngoài, Phạm Thị Đoan Trang “nổi” lên là một trong những đối tượng cầm
đầu nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”. Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật
thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình
thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt
Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của
Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay
đổi chính sách nhân quyền…
Phạm Thị Đoan Trang thường xuyên cấu kết với các phần tử chống
đối, phản động trong và ngoài nước; các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò
“phản biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị – xã
hội của đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi
dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật
nhằm chống Đảng, Nhà nước. Trang cùng Trịnh Hội – đối tượng cầm đầu VOICE lập
ra cái gọi là “Luật khoa tạp chí”, tiếng là thuần phân tích hệ thống luật pháp
các nước nhưng bạn đọc kiểu gì cũng sẽ nhìn vào nó có hơi hướng chống lại hệ
thống luật pháp Việt Nam. Không dừng lại ở đó, Phạm Thị Đoan Trang còn viết
hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 50 lượt trả lời
phỏng vấn các đài báo nước ngoài; viết, tán phát 10 cuốn sách có nội dung tuyên
truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đả phá, bôi nhọ lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, hướng dẫn "kỹ năng", cách thức đối phó với
cơ quan An ninh như Cẩm nang truyền thông”, “Cẩm nang pháp lý dành cho các bạn
hoạt động xã hội”, “Từ facebook xuống đường”. “Anh Ba Sàm”, “Bầu cử phi dân chủ
ở Việt Nam”, “Chính trị bình dân”, “Toàn cảnh thảm họa môi trường Formosa ở
Việt Nam”, “Phản kháng phi bạo lực”,"Học chính sách công qua chuyện luật
khu”... kích động lật đổ chế độ.
Với những hành vi vi phạm pháp luật
của mình, Hội đồng xét xử đã tuyên bị cáo
Phạm Thị Đoan Trang 9 năm tù về
tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Tuy nhiên, sau khi tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội xét xử bị cáo Phạm Thị Đoan Trang, nhiều
đối tượng phản động trong và ngoài nước đã phán tán các bài viết
vu cáo Việt Nam “vi phạm” tự do, dân chủ, nhân quyền; vu cáo các cơ
quan chức năng bắt giam, ép cung, đàn áp và xét xử “người vô tội”;
kêu gọi các tổ chức quốc tế yêu cầu Việt Nam “trả tự do ngay lập
tức” cho đối tượng này, đồng thời kích động người dân xuống đường
phản đối phiên toàn. Tiêu biểu là đối tượng Song Phan phát tán trên
blog Bauxite bài “Đảng bỏ tù người chỉ trích được yêu thích nhất”,
ngày 13/12/2021, trên blog Đài Á Châu tự do (RFA) phát tán bài “Theo
dõi nhân quyền: xét xử Phạm Đoan Trang là sự sỡ hãi tiếng nói bất
đồng”, trên blog Tiếng Dân, đối tượng Ngô Anh Tuấn phát tán bài “Những
lời tâm sự của bà Phạm Đoan Trang”.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và
bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Tự
do ngôn luận được xem là quyền hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Bên cạnh đó, chúng ta còn
có Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016. Tuy nhiên, ở bất kỳ quốc gia nào, tự do ngôn luận
cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. các quốc gia đều xử lý nghiêm khắc hành
vi lợi dụng tự do ngôn luận, đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung,
không phải là sự tuyệt đối hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn
luận để viết, nói, xuyên tạc với ý đồ xấu, bất chấp luân lý và luật pháp. Đối tượng Phạm
Thị Đoan Trang đã lợi dụng quyền tự do, ngôn luận để thực hiện các
hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, quá trình điều tra, xét xử là
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đây cũng là lời cảnh tỉnh
chung cho những kẻ đã và đang có ý định lợi dụng quyền tự do, ngôn
luận để vi phạm pháp luật Việt Nam.
Tự do gì chăng nữa thì cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Trả lờiXóa