Đạo Nhân
Trong cái chết của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định thì Phan Thanh Giản không thể là kẻ vô can. Ấy vậy mà trong khi chính quyền và nhân dân tỉnh Tiền Giang long trọng, thành kính tổ chức lễ húy kị của Đức Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định thì ở ngay kế bên, một số nơi ở hai tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long lại long trọng tổ chức lễ húy kị của "bậc danh nhân" của họ là Phan Thanh Giản. Thật là nực cười bởi sự mâu thuẫn này và cười ra cả nước mắt. Ta thật chẳng thể hiểu nổi họ đã học được cái gì và nghiên cứu được những gì!
Bình Tây Đại Nguyên Soái
Trương Định - Vị nguyên soái của dân.
Trong dòng chảy lịch sử
khoa bảng Việt Nam, dòng họ Trương là một dòng họ hiếu học, có nhiều đóng góp
cho đất nước. Nếu như ở con đường khoa bảng, họ Trương có Tiến sĩ Trương Công
Giai, là vị Tiến sĩ trẻ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến, hay
Tiến sĩ Trương Đăng Quế, người khai khoa đất Quảng Ngãi, thì ở ngạch võ tướng
có Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định, ông là võ quan triều Nguyễn và là thủ
lĩnh phong trào kháng Pháp ở Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ 19.
Trương Định sinh năm
1820, tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Ông còn có tên là Trương Công Định hoặc Trương
Trường Định, là hậu duệ dòng họ Trương khai khoa vùng Quảng Ngãi xưa. Cha ông
là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ úy ở Gia Định dưới thời vua Thiệu
Trị.
Ngược thời gian tìm về
lịch sử, theo ghi chép của các sử gia dưới triều Nguyễn, Trương Định sinh ra và
lớn lên trong một gia đình danh tiếng, lại sống tại vùng đất hiếu học, nên mặc
dù không muốn quan tâm theo con đường cử nghiệp nhưng Trương Định vẫn được giáo
dục bài bản, thông hiểu binh thư và võ nghệ, đặc biệt là tài bắn.
Thời vua Thiệu Trị, vào
năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam và trở thành bậc tiền hiền khai mở vùng
đất Tân An - Định Tường. Sau khi cha mất, ông ở lại vùng Gò Công và kết hôn với
bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông
ngày nay). Năm 1854, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do
Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đem hết tài sản đi chiêu mộ dân nghèo vùng
Quảng Nam - Quảng Ngãi vào khai hoang lập đồn điền ở Gia Thuận, thuộc huyện Gò
Công Đông ngày nay và được bổ chức Phó Quản Cơ của đồn điền. Thực ra, ngay từ
khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Trương Định đã sớm mang trong mình tư tưởng
kháng Pháp, nên việc quyết định ở lại chiêu mộ quân sĩ, lập đồn điền còn mang
nhiều ý nghĩa, trong đó quan trọng nhất là chuẩn bị lực lượng để kháng Pháp.
Cùng với việc tập hợp lực
lượng, xây dựng các chiến lược chống lại quân Pháp, Trương Định còn tiến hành
nhiều hoạt động khác để xây dựng nguồn lực lâu dài. Trong đó, việc cưới người
vợ thứ 2 vừa là cơ duyên, vừa là thêm động lực chống lại quân xâm lược. Bởi
người vợ này của ông không phải ai khác mà chính là bà Trần Thị Sanh, là chị em
con cô con cậu với bà Từ Dũ Thái Hậu, mẹ của vua Tự Đức. Giới nghiên cứu sử học
đánh giá đây là cuộc hôn nhân đặc biệt xứ Nam Kỳ bởi nó liên quan đến vận mệnh
của đất nước. Bà vợ này là 1 trong 4 người giàu nhất vùng Gò Công lúc đó, thêm
một sự hậu thuẫn để Trương Định kháng Pháp.
Tháng 4/1861, thực dân
Pháp chiếm thành Định Tường, tháng 11/1861 chiếm thành Biên Hòa và đến tháng
3/1862, giặc Pháp tấn công chiếm thành Vĩnh Long. Triều đình ký hòa ước
"Nhâm Tuất" vào ngày 5/6/1862 cắt 3 tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia
Định và Định Tường cho Pháp. Tiếp đó, triều đình ra lệnh cho Trương Định bãi
binh, phong làm Lãnh binh An Hà, buộc phải bãi binh ở Tân Hòa và gấp rút nhận
chức mới ở An Giang.
Nhưng lòng dân và nghĩa
quân không chịu, trong lúc đang lưỡng lự giữa ý dân và lệnh vua chưa biết ngã
về đâu thì Trương Định nhận được thư của nghĩa hào huyện Tân Long (Chợ Lớn), tỏ
ý muốn cử ông làm chủ soái 3 tỉnh để giết giặc. Cảm kích sự tín nhiệm của những
người yêu nước và nhân dân, ông đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh
hiệu "Bình Tây Đại Nguyên Soái" do nhân dân phong, tiếp tục cuộc
chiến đấu chống giặc Pháp.
Từ đó, Trương Định lấy Gò
Công làm địa phận chính để mở các trận tấn công Pháp, lấy biệt danh căn cứ là
“Đám lá tối trời” và xây dựng binh pháp riêng của nghĩa quân để kháng Pháp. Một
mặt, ông xây dựng lại lực lượng, mặt khác ông kêu gọi các sĩ phu yêu nước hãy
đứng lên góp công góp sức, hiến kế đánh giặc, đó là lời hịch tháng 8/1864.
Hưởng ứng lời hiệu triệu của Trương Định, khắp nơi một làn sóng kháng chiến lại
nổi lên ở Mỹ Tho, Tân An, Gò Công, Cần Giuộc, Chợ lớn và vùng giáp ranh Biên
Hòa. Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường, Hội Khoa học Lịch sử Tiền Giang phân
tích, sở dĩ Trương Định tập hợp được lực lượng đông đảo như vậy là do ông đã
dành được lòng tin của nhân dân và có sự yểm trợ ngầm từ phía triều đình.
Sau hàng loạt cuộc nổi
dậy của nghĩa quân của Trương Định mở rộng từ Gò Công đến Gia Định, lan sang
nhiều địa phương khác như Bà Rịa, Tây Ninh, quân Pháp tập trung lực lượng đàn
áp và ra sức truy tìm để diệt ông. Đêm 19/8/1864, dò biết nơi ở của Trương
Định, tên phản bội Huỳnh Công Tấn cho quân bao vây đột nhập vào nhà. Trương
Định và những nghĩa quân của ông chiến đấu chống trả quyết liệt, diệt được một
số quân địch, nhưng lại bị thương nặng. Biết mình không sống được và quyết
không để rơi vào tay giặc, Trương Định đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết
người anh hùng, năm ấy ông tròn 44 tuổi.
GS Trương Minh Nhật,
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, nhà nghiên cứu cũng là hậu duệ
dòng họ Trương cho rằng, cuộc khởi nghĩa của Trương Định chỉ kéo dài 5 năm
nhưng đã để lại nhiều ý nghĩa: “Thứ nhất là tập hợp được lực lượng nhân dân yêu
nước đánh Pháp. Thứ 2 là thể hiện tinh thần độc lập tự chủ trong việc đề ra
đường lối kháng Pháp. Thứ 3, cuộc khởi nghĩa của Bình Tây Đại Nguyên Soái
Trương Định là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vùng Nam Bộ trong giai đoạn đầu
của phong trào kháng Pháp” - GS Trương Minh Nhật nhấn mạnh.
Sau khi Trương Định mất,
bà Trần Thị Sanh là người vợ thứ của ông và nhân dân mang ông về an táng rất
trọng thể, tại một địa điểm nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1964,
ngôi mộ và đền thờ ông được tu bổ khang trang và giữ nguyên dáng dấp đến ngày
nay. Còn ở tại quê nhà phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi, năm 1871 vua Tự Đức sai truy
tặng ông phẩm hàm, và cho lập đền thờ ông tại Tư Cung, nơi ông sinh trưởng và
giao cho các quan tỉnh Quảng Ngãi tế tự hàng năm.
Tuy sự nghiệp cứu nước
chưa thành, nhưng anh hùng dân tộc Trương Định đã để lại tấm gương sáng về lòng
yêu nước, thương dân và tinh thần kiên trung, bất khuất. Tinh thần Trương Định
và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo mãi mãi lưu danh cùng non sông đất nước.
Biết ơn vị thủ lĩnh “Đám
lá tối trời”, anh hùng Trương Định, hàng năm, đến ngày giỗ ông (20 tháng nhân
dân vùng Gò Công nhà nào cũng lập bàn thờ ngoài trời và làm lễ tại đình. Lễ giỗ
ông ngày nay trở thành ngày hội của nhân dân trong vùng, thể hiện đạo lý
"uống nước nhớ nguồn" và tấm lòng thành kính của con cháu hậu duệ đối
với vị nhân sỹ nặng lòng yêu nước, thương dân, có công lao to lớn trong sự
nhiệp chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Trong khi đó nhân vật bán
nước, phản Vua, hại dân như Phan Thanh Giản lại được một số người ca ngợi ngất
trời rồi được dựng tượng, dựng đền thờ, đặt tên đường, tên trường, làm lễ, làm
giỗ… túi bụi. Còn có người làm nghệ thuật dựng tuồng đổ tội lên mình Vua Tự
Đức, chạy tội cho họ Phan để kiếm nước mắt khán giả và hốt bạc nữa kìa!
Nguyễn triều, đại thần
Phan Thanh Giản nói nhẹ như Thầy Đồ Chiểu là “Long Hồ uổng phụ thơ sanh lão”
hay nói thật, nói thẳng như Cụ Phan Bội Châu thì Phan Thanh Giản là kẻ “Gan dê
lợn mà mưu chuột cáo”, hoặc như Vua Tự Đức từng viết: “Phan Thanh Giản thủy
chung lời nói không xứng với việc làm, đem học vấn danh vọng một đời trút sạch
xuống biển Đông, thực là táng tận lương tâm”. Tuy đã giúp giặc Pháp “nuốt sống”
cả Nam kì nhưng họ Phan lại được đối xử một cách khác lạ, từ hồi triều Diệm tới
thời Xã hội chủ nghĩa nay cũng vậy luôn mới ghê!
Từng một thời khi nhắc
tới cái tên Phan Thanh Giản là dân Nam kì chửi mắng không thôi. Tuy nhiên, thời
thế thay đổi Phan Thanh Giản lại được dựng tượng và ca ngợi thấu trời. Trong
khi các bạn đồng liêu của Phan biết bao người đã anh dũng ngã xuống trước họng
súng của giặc, để giữ thành, giữ nước thì Phan lại lấy đất, lấy thành mà giao
cho giặc rồi đem tiếng xấu cho Vua.
Ngày xưa đại thần Lê
Quýnh trung can nghĩa đảm tòng Vua Lê Chiêu Thống bôn ba xứ người. Tuy Lê Chiêu
Thống bán nước cầu vinh nhưng Lê Quýnh vẫn trọn đời trung liệt, chịu nhiều đau
thương, vẫn trọn khí tiết: “Đầu ta có thể chặt chứ tóc không thể cắt. Da có thể
lột chứ áo không thể đổi” ngay trên đất Tàu, với quan binh Tàu. Vậy mà khi đặt
tên Lê Quýnh cho con phố nhỏ xíu ở Hải Phòng cũng bị báo Tuổi trẻ online soi
mói: “Không thể cho qua”.
Ngẫm đến thời thế, thế
thời, thế nhân bị tiền tài làm cho mờ mắt, loạn trí mà ta thấy ruột đau như
cắt, nước mắt đầm đìa!
Than ôi! hai chữ trung
quân, ái quốc thời nay sao mà khó thế?
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa