Công Minh
"A dua" theo từ điển Tiếng Việt là làm theo, bắt chước theo việc làm sai trái của người khác. Hành vi này trong đời thường đã là xấu, mang lại những kết quả tiêu cực nhưng trong lĩnh vực chính trị, a dua chính trị có thể để lại những hậu quả khôn lường.
Bài học từ những vụ biểu tình, gây rối có dáng dấp bạo loạn gần đây cho
thấy một bộ phận không nhỏ người dân, lớp trẻ chỉ vì tâm lý đám đông đã a dua,
hùa theo và dẫn đến vi phạm pháp luật. Còn với những người a dua trên mạng xã
hội, thông tin xấu mà họ tán phát có thể tạo ra dư luận xã hội tiêu
cực, dẫn đường cho những hành vi sai trái. Xa hơn, bài học từ sự sụp đổ của
Liên Xô và nhiều nước XHCN ở Đông Âu có nguyên nhân từ một bộ phận cán
bộ, đảng viên nhạt phai lý tưởng, a dua, tiếp tay cho những quan điểm cơ hội
xét lại. Điều lệ, Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Bolshevik Nga có từ
năm 1903 và sau này là Điều lệ Đảng Cộng sản Liên Xô, qua nhiều lần thay đổi,
vẫn quy định rất chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm của đảng viên nhưng trong
hành động thực tế, những người cộng sản đã thiếu kiên định, không ngăn chặn mà
một bộ phận còn cổ xúy cho những tư tưởng lệch lạc, sai trái. Nếu như hàng chục
triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô không im lặng
khi Gorbachyov tuyên bố giải tán Đảng thì có thể tình hình sẽ khác
đi.
Những người a dua, phụ
họa cho những quan điểm lệch lạc, sai trái có hai đối tượng: Một là do vô tình,
thiếu hiểu biết; hai là bị kích động, bất mãn, do cơ hội chính trị mà a dua. Nguyên
nhân một phần do những quan điểm lệch lạc, sai trái nhiều khi được ngụy trang
dưới những vỏ bọc tinh vi, hào nhoáng của cái gọi là “đổi mới”, “phản biện xã
hội”, “yêu nước”, “chống tiêu cực”…
Để mỗi cán bộ, đảng viên
nói riêng, người dân nói chung không bị mắc bẫy, a dua phụ họa theo kẻ xấu thì
trước tiên chúng ta phải nhận diện rõ được các âm mưu, thủ đoạn
tán phát thông tin sai trái, phản động cũng như các đối tượng, cá
nhân, tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước ta. Việc phát ngôn, tán phát thông
tin trong xã hội bùng nổ thông tin và môi trường không gian mạng được
bảo đảm tự do, dân chủ nhưng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp
luật. Đặc biệt, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, chỉ tuân thủ đúng pháp luật và
đề cao trách nhiệm công dân là chưa đủ mà phải thể hiện rõ vai trò lãnh đạo,
tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên; chấp hành nghiêm túc các quy
định của Đảng… Hiện nay, các quy định như 19 điều đảng viên không được làm, Quy
định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên
vi phạm đều có những quy định rất chi tiết về phát ngôn, quản lý thông tin,
không cho phép a dua, hùa theo những quan điểm lệch lạc, sai trái. Điều 7 của
Quy định số 102-QĐ/TW nêu rõ sẽ xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên đối với
đảng viên “Phụ họa, a dua theo những quan điểm trái với quan điểm của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; thiếu trách nhiệm trong đấu tranh chống biểu hiện
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, chống
"diễn biến hòa bình”.
Những quy định này cần
được thi hành nghiêm túc; cần xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm, nhất là
những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền đương chức và đã nghỉ hưu; không để
tình trạng: "Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói không đi đôi với làm; hứa nhiều
làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị
khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu” như
Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã chỉ ra.
Đối với mỗi cán bộ, đảng
viên, để không a dua, phụ họa cho những điều sai trái thì trước hết phải luôn
tu dưỡng, rèn luyện suốt đời như lời Bác Hồ căn dặn, mà trước tiên là tu dưỡng,
rèn luyện về chính trị tư tưởng, kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, tin tưởng ở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng nghĩ trái, nói trái, làm trái
nền tảng tư tưởng, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Cùng với đó, các cơ quan
pháp luật phải xử lý nghiêm minh những đối tượng tán phát thông tin
xấu độc, phản động để làm gương. Các tổ chức đảng phải kịp thời phát hiện, xử
lý nghiêm minh theo pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Đảng đối với đảng viên a
dua, phụ họa cho những thông tin sai trái, phản động và thường xuyên có giải
pháp giáo dục, quản lý, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ.
đã sai mà lại còn a dua
Trả lờiXóa