Phong Lê
Chủ nghĩa cá nhân mà biểu hiện dễ thấy ở một số cán bộ, đảng viên là: hiếu danh, tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với việc chỉ ra căn bệnh đó, Người đã căn dặn: Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, tránh những căn bệnh ấy, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt cuộc đời, khi đương chức cũng như khi nghỉ hưu. Người chỉ rõ: “Từ xưa đến nay, quần chúng không bao giờ tin cậy và yêu mến những kẻ tự cao, tự đại, những kẻ có óc lãnh tụ, tự xưng ta đây là anh hùng, là lãnh tụ”. Nhưng nhân dân và tổ chức cũng luôn rộng mở với những người biết khắc phục sửa sai. Thực tế đã có cán bộ tướng lĩnh có biểu hiện kiêu ngạo, được Bác Hồ nhắc nhở, rèn luyện sau trở thành vị tướng tài năng, đức độ, đảm nhiệm các chức vụ cao cấp của quân đội, sau đó ông tiếp tục sống cuộc sống khiêm nhường, cống hiến theo đạo đức cách mạng cho đến lúc nghỉ hưu, qua đời. Theo Người, để phòng trị cắn bệnh chủ nghĩa cá nhân, mỗi cán bộ, đảng viên phải: Rèn luyện đức khiêm tốn; thật thà tự phê bình và tiếp thu ý kiến phê bình của người khác; kịp thời phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm...
Thế nhưng,
vẫn có những người xao nhãng, để những căn bệnh ấy không chỉ làm méo mó hình
ảnh, nhân cách, vinh quang của chính họ mà còn tạo ra dư luận xấu, ảnh hưởng
đến niềm tin, tình cảm của nhân dân, đồng đội...
Những hành vi như vậy cần phải được đấu tranh, phê phán, lên
án, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh. Tổ chức đảng, đoàn thể nơi quản lý những
cán bộ đó phải tăng cường giáo dục, rèn luyện họ chấp hành đúng kỷ luật và các
quy định của Đảng, đề cao lương tâm, trách nhiệm, danh dự của người đảng viên
chân chính. Đó không chỉ là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, Nhà nước
mà còn là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên.
Trước hết, Đối với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan
quản lý Nhà nước, phải có biện pháp xử lý nghiêm minh, công bằng, không để
nương nhẹ, đối với những cán bộ đảng viên theo chủ nghĩa cá nhân dẫn đến những
lời nói, việc làm sai phạm. Chúng ta từng có bài học kinh nghiệm sâu sắc về một
số trường hợp tướng lĩnh quân đội, công an từng được phong tặng nhiều danh hiệu,
nhiều công trạng nhưng rơi vào chủ nghĩa cá nhân, vi phạm kỷ luật, pháp luật
vẫn bị xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm.
Với cán bộ cao cấp, càng đòi hỏi khi đương chức cũng như
nghỉ hưu phải có sự tỉnh táo, cẩn trọng khi nói và làm, nhất là phát ngôn trên
truyền thông và mạng xã hội, đặt lợi ích của đất nước, của cộng đồng lên trên;
giữ gìn bản lĩnh, danh dự và uy tín người quân nhân cách mạng. Người căn dặn các
tướng lĩnh, cần phải có: Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung nhưng phẩm chất đầu
tiên phải có là Trí. Người chỉ rõ Trí là phải có đầu óc sáng suốt, nhìn
mọi việc để suy xét, rồi quyết định cho đúng. Suy nghĩ thấu suốt, nhìn xa trông
rộng, phát ngôn rạch ròi, có thể định hướng dư luận, thế mới xứng tầm của những
người từng ở vị trí lãnh đạo, chỉ huy.
Bên cạnh việc giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán
bộ, đảng viên, cần khắc phục biểu hiện cán bộ nghỉ hưu, có tinh thần đấu tranh
cao nhưng trong nhiều trường hợp lại thiếu thông tin; bị tác động tiêu cực,
tiếp nhận thông tin trái chiều, xấu độc; không sử dụng hoặc ít cập nhật mạng xã
hội, internet... Vì thế, cũng cần có biện pháp thường xuyên trao đổi, cung cấp
thông tin, ngăn ngừa các đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng.
Là cán bộ, đảng viên, là đồng chí, đồng đội, thì khi góp ý,
phê bình phải với tinh thần người cộng sản, đồng chí, đồng đội, phải cầu thị,
tiếp thu, tránh bịa đặt thông tin, đổi trắng thay đen, gây hoang mang, suy giảm
niềm tin của nhân dân.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị
quyết, quy chế, quy định của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Ngăn ngừa,
khắc phục những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống có
việc nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Kiên quyết chống mọi biểu hiện: Nói không đi đôi với làm;
hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài
hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ
hưu... Mỗi cán bộ đảng viên phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm, cảnh giác và
kiên quyết loại bỏ chủ nghĩa cá nhân trong chính bản thân mình. Trên mỗi cương
vị chức trách được giao phải lắng nghe, tôn trọng, thấu hiểu ý kiến của quần
chúng nhân dân. Cần quán triệt rõ những quan điểm chỉ đạo của Trung ương về
công tác cán bộ, đề cao phẩm giá, nhân cách của người cán bộ đảng viên, như
đồng chí Nguyên Phú Trọng Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương trong chỉ đạo
gần đây đã căn dặn: Nghĩ mình phương diện quốc gia, quan trên trông xuống,
người ta trông vào mà hành động cho chuẩn mực./.
chủ nghĩa cá nhân cần được loại bỏ
Trả lờiXóa