Nghị
quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/10/2021 về quy định tạm thời
“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”
Chủ trương chuyển mục tiêu từ
“zero Covid-19” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch”
đang nhận được sự quan tâm và đồng tình người dân và toàn xã hội.
Đại
dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn, thiệt hại về người và tác động ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam và trên toàn cầu. Toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta đã, đang và sẽ nỗ lực, tích cực tập trung nhân lực,
vật lực và quyết tâm cao nhất để dập dịch thành công, bảo vệ sức khỏe nhân dân
và đưa cuộc sống dần trở lại trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, với góc nhìn
thiển cận, thiếu thiện chí, một số cá nhân, tổ chức lại đang cố tình không thừa
nhận những thành quả trong phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam. Chúng rêu
rao với luận điệu xuyên tạc cho rằng “Chính phủ Việt Nam chỉ chú trọng đến phát
triển kinh tế mà không quan tâm đến tính mạng của người dân”, việc đưa ra chủ
trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt,
kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Đảng, Nhà nước ta là việc làm chỉ chú
trọng phát triển kinh tế mà không quan tâm đến tính mạng của người dân vi phạm
hiến chương về nhân quyền…
Trước hết, cần khẳng định rằng, ngay khi dịch
COVID-19 xuất hiện tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), Việt Nam là nước nằm
trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Ngay sau khi phát hiện những trường hợp
dương tính đầu tiên ở trong nước, với tinh thần chủ động và phương châm “Tất cả
vì sức khỏe của nhân dân”, Chính phủ đã xác định, có thể hy sinh một số lợi ích
kinh tế nhưng quyết tâm phải bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Đây cũng
là quan điểm nhất quán của Chính phủ ta trong gần hai năm qua. Cùng với đó,
Việt Nam cũng đã nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19.
Phòng, chống dịch Covid-19
là một công việc rất mới và rất khó. Chúng ta vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa
điều chỉnh các giải pháp. Thực tiễn cũng cho thấy, trong mỗi thời điểm dịch,
các giải pháp đưa ra là phù hợp. Trong đó, việc áp dụng giãn cách xã hội là một
giải pháp đúng để kịp thời giảm độ lây lan của dịch bệnh, khoanh vùng, cách ly
hiệu quả, nhưng không thể sử dụng mãi, vì khó khăn cho người dân và nền kinh tế
là rất lớn. Hơn nữa, khác với thời điểm trước, tình hình hiện nay đã thay đổi,
dịch bệnh ngày càng khó dự báo bởi lan rộng ở nhiều nơi, bùng phát trên nhiều
địa bàn, hay nói cách khác là rất khó để đưa dịch về “con số 0”. Việc chấp nhận
có những ca F0 phát sinh trong cộng đồng, sẵn sàng tâm thế ứng phó khi có ổ
dịch bùng phát, đó là một chiến lược mới cần thiết.
Có thể thấy rằng, sự xoay
chuyển chiến lược, mục tiêu sẽ góp phần khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, song hành với phòng, chống dịch bằng việc thiết lập chiến lược lâu
dài, kịch bản thích ứng an toàn. Từ đi lại an toàn, sản xuất an toàn, đến dịch
vụ an toàn… với các mục tiêu, chiến lược, phương pháp mới để dần có thể thích
nghi trong điều kiện dịch vẫn tồn tại sẽ có thể đưa cuộc sống trở lại trong
điều kiện bình thường mới.
Hiện nay, sau thời gian
giãn cách dài để phòng, chống đợt dịch thứ tư, nhiều địa phương đã tính đến
những phương án để chuyển sang phong tỏa hẹp điểm có dịch thay vì cả khu vực
rộng, quản lý chặt, để người dân ở những vùng an toàn có thể được tạo điều kiện
tái hoạt động sản xuất, kinh doanh... Hoặc tính đến phương án để mở cửa với
những người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine làm việc trong nhà xưởng, nhà máy, cơ
quan… Tuy nhiên, để đạt đến điều đó, cũng phải có bộ tiêu chí đánh giá và hướng
dẫn thống nhất để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
Covid-19, tránh máy móc, phát sinh “giấy phép con” hoặc mỗi nơi mỗi kiểu. Đồng
thời, như người đứng đầu Chính phủ đã chỉ rõ 6 nguyên tắc để thích ứng: Y tế là
trụ cột, là cơ sở; kinh tế là nền tảng trung tâm; bảo đảm an sinh xã hội là
trọng yếu, dữ liệu khoa học công nghệ là then chốt; ý thức của Nhân dân,
vaccine, thuốc chữa bệnh là điều kiện tiên quyết; tranh thủ tối đa việc thích
ứng dịch bệnh là động lực phấn đấu vươn lên, thay đổi trong các lĩnh vực như
chuyển đổi số, nâng cao năng lực y tế cơ sở, năng lực quản lý.
Theo thống kê, tính đến ngày 11/11, tổng số
liều vaccine phòng COVID-19 Việt Nam đã tiêm được 95.575.407 liều. Trong đó tiêm 1 mũi là 63.502.556
liều, tiêm mũi 2 là 321.072.851 liều. Hiện nay việc tiêm vaccine đang được thúc đẩy
bằng nhiều giải pháp, Bộ Y tế cũng đang hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá và
hướng dẫn về “thích ứng an toàn”.
Quy định “Thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Đảng, Nhà nước, Chính
phủ ta đã
thực sự tạo được lòng tin và sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân trên cả
nước góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp,
nguồn lực, trí tuệ của cả nước, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tương thân,
tương ái của mỗi người dân, góp phần củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân
vào sự lãnh đạo, quản lý sáng suốt của Đảng, Nhà nước và khẳng định bản chất ưu
việt, tốt đẹp của chế độ ta. Đồng thời, là cơ sở để chúng ta kiên quyết đấu tranh
với các thông tin bịa đặt, độc hại trên không gian mạng của các thế lực thù
địch, phản động hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, ảnh hưởng đến nỗ lực
phòng, chống dịch COVID-19 và đưa đất nước về trạng thái hoạt động bình thường
của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta./.
Bá Hiếu
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa