Văn Hải
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định: "Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử". Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng đại diện cho con đường XHCN - con đường hợp với quy luật phát triển khách quan của đất nước do lịch sử và nhân dân đã lựa chọn, chỉ có Đảng Cộng sản lãnh đạo mới thực hiện được con đường XHCN thực hiện được ý nguyện của nhân dân. Chế độ XHCN và con đường XHCN, vì vậy, tất yếu phải do ĐCS lãnh đạo mà không có một lực lượng nào có thể thay thế được. Đây là sự thống nhất giữa xu thế khách quan của sự phát triển đất nước với nguyện vọng của nhân dân, của toàn xã hội. Chỉ có đi theo con đường XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo thì mới thực hiện.
Lịc
sử Việt Nam, sau Cách mạng Tháng Tám, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm
quyền. Lúc đó ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, còn có hai đảng đối lập là Việt
quốc và Việt cách. Khi đó vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thực
hiện thông qua vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ, đảng viên hoạt
động trong bộ máy nhà nước và chính quyền các cấp. Đến cuối năm 1946, kháng
chiến toàn quốc bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta di chuyển lên Việt Bắc
để lập căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Còn hai đảng kia bỏ
chạy ra nước ngoài theo gót chân của ngoại bang. Như vậy thời kỳ đa đảng đối
lập ở nước ta chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Sau này có một thời kỳ,
ngoài Đảng Cộng sản, trong hệ thống chính trị nước ta còn có Đảng Dân chủ và
Đảng Xã hội. Cả hai Đảng này đều tự nguyện chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, đi theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến năm 1988 các Đảng
này đều tuyên bố tự giải tán. Từ đó đến nay trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng
Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất, độc quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là
đảng duy nhất cầm quyền, chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc. Đảng Cộng
sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội đi vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, vững bước
trên con đường độc lập dân tộc và CNXH.
Trong
điều kiện một Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền, Đảng phải vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng
cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo
và năng lực cầm quyền. Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng và ngoài
xã hội, giữ vững đoàn kết, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Thường xuyên tự phê
bình và phê bình, đấu tranh chống những nguy cơ đối với một Đảng cầm quyền là
nguy cơ sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu, xa dân, tham nhũng, sự thoái hóa,
biến chất của cán bộ, đảng viên. Thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang
thực hiện tốt vấn đề này. Qua các Nghị quyết Trung ương gần đây (khóa X, XI),
Đảng ta đã rất chú trọng xây dựng và chỉnh đốn Đảng thực sự trong sạch, vững
mạnh.
Giữ
vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nhân tố quyết định
sự hoạt động, bản chất cách mạng và sức mạnh của Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà
nước nhưng không bao biện, làm thay công việc Nhà nước. Đảng lãnh đạo phải làm
sao phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước. Tính hiệu lực, hiệu quả
của Nhà nước là thể hiện sức mạnh, năng lực lãnh đạo, hiệu quả lãnh đạo của
Đảng. Vì vậy, Đảng đã đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước,
xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa Đảng và Nhà nước, thể chế hóa vai
trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền của Đảng, tránh chồng chéo giữa chức năng lãnh
đạo của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước.
Việc
quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp và pháp
luật là cực kỳ quan trọng, khẳng định vững chắc chân lý “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước Việt Nam là phù hợp với quy luật
phát triển” của lịch sử. Thực tế thành tựu hơn 30 năm Đổi
mới và năm 2019 vừa qua là minh chứng hùng hồn cho chân lý đó.
Đảng ta thật vĩ đại
Trả lờiXóa