Ngày 19/10/20221, trên trang blog Tiếng
Dân đối tượng Trân Văn tán phát bài “Định hướng
XHCN...nhọ hơn vì... doanh nghiệp nhà nước”, nội dung xuyên tạc đường lối lãnh
đạo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng ta, phủ nhận vai trò của kinh tế nhà nước, cho rằng các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, gây hệ lụy
tiêu cực cho công bằng xã hội. Đây là những
luận điệu sai trái, xuyên tạc sự thật.
Kinh tế nhà nước được hiểu bao gồm các cấu thành sau: 1- Bộ phận doanh nghiệp gồm các doang nghiệp mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần hoặc phần vốn chi phối; 2- Bộ phận phi doanh nghiệp, ngoài các tài sản thuộc sở hữu nhà nước còn bao gồm cả đất đai, rừng, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất, ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia...
Như vậy, kinh tế nhà nước không chỉ là doanh nghiệp nhà nước. Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm các yếu tố thuộc sở hữu nhà nước và các yếu tố thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước được giao quyền đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trong đó có doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có điểm chung đều là phần tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, phục vụ lợi ích toàn dân.
Ngay ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, khu vực KTNN cũng có vai trò quan trọng và tùy theo chiến lược quản lý của từng quốc gia, khu vực này có phạm vi và tỷ trọng khác nhau. Chẳng hạn với nước Anh, năm 2018, Chính phủ Anh đã quyết định dừng hẳn các dự án về kết cấu hạ tầng tư nhân hóa với lý do các dự án công có tư nhân tham gia tốn phí hơn so với các dự án công chỉ do nhà nước thực hiện.
Nhìn lại những năm qua, khi kinh tế thế giới suy thoái, thiên tai, dịch bệnh hoành hành, nhất là trong phòng chống đại dịch Covid-19, nhờ có sức mạnh của kinh tế nhà nước mà Việt Nam mới bảo đảm cân đối vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, duy trì mức tăng trưởng khá cao, góp phần nâng cao vị thế của đất nước ở khu vực và trên thế giới...
Kinh tế nhà nước được hiểu bao gồm các cấu thành sau: 1- Bộ phận doanh nghiệp gồm các doang nghiệp mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần hoặc phần vốn chi phối; 2- Bộ phận phi doanh nghiệp, ngoài các tài sản thuộc sở hữu nhà nước còn bao gồm cả đất đai, rừng, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất, ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia...
Như vậy, kinh tế nhà nước không chỉ là doanh nghiệp nhà nước. Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm các yếu tố thuộc sở hữu nhà nước và các yếu tố thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước được giao quyền đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trong đó có doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có điểm chung đều là phần tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, phục vụ lợi ích toàn dân.
Ngay ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, khu vực KTNN cũng có vai trò quan trọng và tùy theo chiến lược quản lý của từng quốc gia, khu vực này có phạm vi và tỷ trọng khác nhau. Chẳng hạn với nước Anh, năm 2018, Chính phủ Anh đã quyết định dừng hẳn các dự án về kết cấu hạ tầng tư nhân hóa với lý do các dự án công có tư nhân tham gia tốn phí hơn so với các dự án công chỉ do nhà nước thực hiện.
Nhìn lại những năm qua, khi kinh tế thế giới suy thoái, thiên tai, dịch bệnh hoành hành, nhất là trong phòng chống đại dịch Covid-19, nhờ có sức mạnh của kinh tế nhà nước mà Việt Nam mới bảo đảm cân đối vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, duy trì mức tăng trưởng khá cao, góp phần nâng cao vị thế của đất nước ở khu vực và trên thế giới...
bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa