Hiện
nay, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nước ta thì trên
môi trường internet, nhất là các trang mạng xã hội bùng phát một loại “virus” rất
nguy hiểm, nguy hiểm không kém các biến thể của Covid-19 đang tồn tại trên thế
giới hiện nay, đó chính là đưa tin giả về công tác phòng, chống dịch tại Việt
Nam. Do vậy, hiểu biết về thông tin giả chính là cơ sở để mỗi công dân tự nâng
cao nhận thức cho bản thân, tự tạo ra cho mình tấm khiêng bảo vệ trước các
thông tin giả. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhận thức đúng về thông tin
giả chính là cơ sở quan trọng để họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý
thông tin, tin truyền, đấu tranh với thông tin giả,...
Tin
giả, được dịch sang tiếng Việt từ cụm từ tiếng Anh fake news, cụm từ này được
dùng rộng rãi trên truyền thông các nước nói tiếng Anh, là vấn đề nổi cộm trong
truyền thông mạng xã hội trong những năm gần đây. Fake news thời gian qua đã trở
thành từ cửa miệng của nhiều người, thậm chí cả những chính trị gia nổi tiếng
thể giới như nguyên Tổng thống Mỹ Donald Trump,... Tuy nhiên, đằng sau cụm từ
tưởng chừng rất đơn giản, ngắn gọn này là vấn đề phức tạp về khái niệm: tin như
thế nào thì là “giả”, và dựa trên cơ sở nào ta có thể phân biệt được thật, giả?
Bởi
vì nếu không phân biệt được thì chính người đọc tin hằng ngày sẽ không biết đâu
là “thật”, “giả hoàn toàn” hoặc sai sự thật, bị bóp méo tới mức nào để tránh
rơi vào trạng thái hoang mang, có cách ứng xử cho hợp lý. Thông tin sai lệch về
tình trạng sức khỏe, như thông tin sai về cách thức chữa trị Covid-19 hay thông
tin không đúng về vaccine, có thể mang hậu quả nguy hiểm đến tính mạng con người.
Còn đối với nhà làm quản lý thông tin, phân biệt được cũng là để đưa ra chính
sách quản lý phù hợp hơn với từng dạng thông tin. Trên thực tế, thông tin sai lệch
với mục đích gây hại đến các nhóm thiểu số và gây nên phân cực chính trị cũng
là vấn đề nổi cộm trong quản lý thông tin trên môi trường internet hiện nay.
Vậy
tin giả là gì? Hiện nay chúng ta có thể hiểu: Tin giả (fake news) là những
thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch
về nội dung, được khuếch tán trên Internet và các phương tiện truyền thông. Một
điều tệ hại là những thông tin sai lệch có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật
trên các dịch vụ truyền thông xã hội. Đây là một thực trạng đáng báo động, khiến
các nhà chức trách, cơ quan thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn.
Hiện
nay, mặc dù hành lang pháp lý đã được hoàn thiện hơn, tuy nhiên, một vấn đề
quan trọng trong phòng chống tin giả là phải giáo dục nâng cao nhận thức sống
trong không gian mạng. Mọi người khi tham gia mạng cần có kỹ năng cơ bản nhất để
lọc thông tin, giúp chính bản thân mình không bị tin giả đánh lừa. Một số kỹ
năng cơ bản cần lưu ý:
Cần
xem xét kỹ tiêu đề, tìm kiếm các thông tin đặc thù như tên sự kiện, tên nhân vật…
trên mạng để đối chiếu với các trang báo uy tín, qua đó phân biệt rõ tin thật
hay không. Thông thường tin giả sẽ có tiêu đề hấp dẫn, giật gân, chủ đề đang được
cộng đồng quan tâm để tăng tỉ lệ tương tác, like hoặc có thể có mục đích xấu.
Đối
với hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội, trước khi chia sẻ, cần tìm kiếm ảnh
liên quan trong tin bằng cách sử dụng chức năng tìm kiếm hình ảnh của Google:
Click chuột phải vào tấm hình cảm thấy đáng ngờ và chọn “Search Google for
image” để xác định bức ảnh sử dụng trong tin bài có đúng thời điểm xảy ra sự kiện
không, các tin giả thông thường lấy ảnh cũ, có tính gây sốc để tăng khả năng
tương tác và chia sẻ lan truyền thông tin.
Một
kỹ năng khác cần biết là kiểm tra ngày tháng: người đưa tin bài có thể lấy tin
cũ share lại, cùng ngày/tháng nhưng khác năm, gây hiểu lầm. Do đó cần nhìn kỹ
ngày tháng năm của thông tin.
Đối
với bài viết có kèm theo đường link từ một trang nào đó, cần kiểm tra mức độ
tin cậy của đường dẫn, liên kết bằng cách xem tên miền đầy đủ để xác định mức độ
tin cậy. Các đường link có đuôi .vn được nhà nước quản lý sẽ tin cậy hơn tên miền
.it, .tk, .info, .su không được kiểm soát.
Suy
cho cùng, thông tin giả mạo sẽ không thể lừa được ai và không thể gây hại cho
xã hội nếu mỗi chúng ta đủ kỹ năng phân biệt thông tin nào là giả, thông tin
nào là thật. Do vậy, bên cạnh các chính sách quản lý của nhà nước, mỗi người
dân, khi tham gia vào môi trường Internet hãy tự trang bị cho mình các kiến thức
và kỹ năng cần thiết để trở thành một công dân mạng có ý thức.
bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa