Tính đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 làn sóng dịch với tính chất và quy mô ngày càng phức tạp. Dịch bệnh đã gây rất nhiều hệ lụy với đời sống kinh tế - xã hội, nhất là khi nhiều tỉnh, thành phố lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.
Lợi dụng tình hình dịch bệnh, các thế
lực thù địch, phản động trong và ngoài nước, một số tổ chức phi chính phủ, báo
đài quốc tế có xu hướng chống Việt Nam (BBC, RFA, RFI, Chân trời mới…) đẩy mạnh
hoạt động chống phá trên không gian mạng. Lợi dụng sự phát triển của công nghệ
thong tin đặc biệt là magj xã hội như Facebook, Instagram, viber, Google,
Youtube… và các mạng truyền thông khác để thực hiện mục đích chống phá đảng và
nhà nước ta, tạo ra dư luận xã hội xấu trong nhân dân, làm mất niềm tin của
nhân dân với Đảng và phá hoại thành quả chống dịch của Đảng, nhà nước và nhân
dân ta.
Tung tin giả, phá nỗ lực phòng, chống dịch
Cùng với sự xuất hiện của virus Corona là hàng loạt tin tức
ăn theo con virus nguy hiểm này, trong đó có rất nhiều thông tin bịa đặt, nói
sai sự thật khiến cho dư luận hoang mang, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống
dịch bệnh. Lo ngại trước thực trạng này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên
tiếng yêu cầu các hãng công nghệ lớn như Facebook, Google, Youtube… có hành
động ngăn chặn việc lan tràn các thông tin thất thiệt (tin giả - Fake news) về
dịch bệnh.
Ở nước ta, đầu tháng 3/2020 xuất hiện ca bệnh thứ 17, đánh
dấu làn sóng dịch thứ 2 xuất hiện, cũng là thời điểm bùng nổ tin giả. Tin giả
lan truyền khiến người dân đổ xô đi mua nhu yếu phẩm, tạo nên sự khan hiếm hàng
hóa, gây hoang mang trong nhân dân. Cùng với sự gia tăng số ca bệnh, tin giả
liên quan đến dịch bệnh COVID-19 cũng gia tăng và tính chất ngày càng phức tạp.
Những kẻ tạo tin giả ăn theo COVID -19 có nhiều mục đích
khác nhau: Để tăng view, tăng like; để thu hút người đọc nhằm quảng bá, bán
hàng online; để kích động, lôi kéo; để phá hoại công tác phòng, chống dịch mà
cả nước đang chung tay thực hiện… Trong số những người tạo tin giả, lan truyền
tin giả, có người do nhận thức chưa đầy đủ nên… hồn nhiên chia sẻ; có người cố
ý; có những kẻ tạo tin giả để phục vụ ý đồ chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước.
Mới đây, khi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát với
biến thể Delta vô cùng nguy hiểm, khiến nhiều tỉnh, thành phải thực hiện giãn
cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ thì tin giả cũng “tái bùng phát” trên
mạng xã hội. TP Hồ Chí Minh sau hơn ba tháng thực hiện giãn cách xã hội, nhiều
người lao động mất việc làm, làn sóng người ngoại tỉnh rồng rắn về quê, bệnh
viện quá tải… khiến trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng, tâm lý người dân bất
an.
Giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”, nhiều kẻ đã tạo và tung tin
giả lên mạng xã hội. Với cách ngụy tạo có chủ ý, tinh vi, ban đầu những người
này đã lấy được lòng tin của cộng đồng mạng, khiến họ xúc động và không ngại
ngần bấm “like”, viết bình luận, ấn nút share (chia sẻ).
Biến dịch bệnh thành cơ hội thực hiện âm mưu chính trị
Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các đối
tượng chống phá đã soạn thảo, phát tán hàng chục nghìn bài viết, bình luận sai
sự thật, chống Đảng, Nhà nước, gây rối ANTT trên hàng trăm website và hàng
nghìn nhóm, tài khoản mạng xã hội.
Nội dung tập trung vào các nhóm vấn đề: Xuyên tạc về tình
hình dịch bệnh COVID-19, nguồn lây nhiễm, số người nhiễm bệnh, số ca tử vong,
công dụng của thuốc và vật tư y tế phòng, chống dịch, kêu gọi tự điều trị, chẩn
đoán tại nhà, không theo chỉ dẫn của Bộ Y tế; kích động, gây chia rẽ quan hệ
ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc và một số quốc gia khác; công kích, bôi nhọ,
hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong
phòng, chống dịch, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhân viên y tế, người mắc bệnh
và người có nguy cơ lây nhiễm; kêu gọi biểu tình, tẩy chay, phản đối việc cài
đặt phần mềm Bluezone, kích động công nhân đình công tập thể tại các công ty,
khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài; kêu gọi tích trữ lương thực, thực phẩm,
gây hoảng loạn trong quần chúng nhân dân; trục lợi kinh tế thông qua buôn bán,
làm giả vật tư, thiết bị phòng, chống dịch…
Những thông tin này được nhiều người thiếu hiểu biết đăng
tải hoặc chia sẻ trên mạng xã hội, khiến lan truyền rất nhanh trên phạm vi
rộng, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến ANQG và trật tự an toàn xã hội.
Điển hình phải kể đến vụ kích động công nhân đình công, “bất tuân dân sự”, đòi
yêu sách, không cho người nước ngoài quay trở lại Việt Nam làm việc. Hậu quả,
đã làm hơn 1.600 công nhân tại cụm Công nghiệp Hà Lam – Chợ Được (Thăng Bình,
Quảng Nam); hơn 5.000 công nhân Công ty TNHH JY Hà Nam tại Thanh Liêm (Hà Nam);
hơn 3.000 công nhân tại Công ty TNHH Regis (Ninh Bình)… đình công tập thể.
Lợi dụng dịch bệnh, các đối tượng chống đối còn tổ chức
tuyên truyền, huấn luyện, lôi kéo người vào tổ chức, phát triển lực lượng chống
đối trong nước. Đáng chú ý, tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã tài trợ in hơn 1
triệu khẩu trang có hình lưỡi bò phát tán trong nước nhằm khuếch trương thanh
thế; tán phát “Thư kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thả tù nhân trong đại dịch
COVID-19”.
Tất cả những kẻ bán nước cầu vinh phải bị pháp luật trừng trị thích đáng
Trả lờiXóa