Trả lời câu hỏi của
phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam khi tổ chức Freedom House
ngày 21/9 đã xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia không có tự do trên mạng
internet, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tại cuộc họp
báo khẳng định: “Đây không phải là lần đầu tiên tổ chức Freedom House đưa ra những
đánh giá thiếu khách quan, định kiến dựa trên những thông tin sai sự thật về Việt
Nam. Thực tế những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được
các nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát
(UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc qua các chu kỳ."
Việt Nam cũng là một
trong số những quốc gia đã về đích sớm trong việc thực hiện nhiều Mục tiêu
thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và đang nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển
bền vững. Những thành tích của Việt Nam về Internet cũng hết sức ấn tượng. Theo
thống kê, tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam đạt khoảng 70%, trong khi tỷ
lệ trung bình của thế giới là hơn 51%. Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có số người
sử dụng Internet cao nhất thế giới. Tại Việt Nam, hàng chục triệu người dân
đang sử dụng Internet để phục vụ cho việc học tập, làm việc, giải trí,…
Ở Việt Nam, hiện có
hàng trăm mạng xã hội khác nhau đăng ký hoạt động, trong đó một số mạng xã hội
được sử dụng phổ biến như Facebook, Zalo, Twitter, Instagram, Tiktok,... trong
đó, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất với hơn 65 triệu người sử dụng. Người
dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua
Internet, nhất là qua các trang web, mạng xã hội. Nhiều cơ quan, tổ chức trong
hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã và đang sử dụng Internet, mạng
xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với
người dân,…
-ĐA-
Những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá rất cao.
Trả lờiXóa