Hồ Chí Minh khẳng định “thắng lợi
của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ
nghĩa cá nhân”. Theo Người, “việc đánh bại chủ nghĩa cá nhân và trong thắng lợi
của chủ nghĩa xã hội” là hai vấn đề, hai nội dung, hai mặt có quan hệ đối
kháng, loại bỏ lẫn nhau, mặt này tồn tại, phát triển thì mặt kia không tồn tại,
hoặc ngược lại. Chỉ giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân, mới xây dựng được cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, không thể đi lên
chủ nghĩa xã hội khi chủ nghĩa cá nhân vẫn còn tồn tại và phát
triển.
Hồ Chí Minh cũng xem chủ nghĩa cá
nhân là một thứ giặc: “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, nguy hiểm hơn cả
giặc ngoại xâm, nó làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, ảnh hưởng trực
tiếp đến sự tồn tại và phát triển của Đảng, tới quá trình đi lên của cách mạng.
Nếu không giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” thì sự
nghiệp cách mạng vô sản ở nước ta không thể giành được thắng lợi, suy đến cùng
là cuộc cách mạng “nửa vời”, “không đến nơi”.
Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng
Đảng vững mạnh thì phải ngăn chặn, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân một cách
hiệu quả. Muốn vậy, mọi đảng viên dù ở bất cứ cấp nào, công việc gì, cũng cần
nắm vững và thực hiện đúng những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới. Tiến hành
thường xuyên, nghiêm túc “tự phê bình và phê bình”, phải tự phê bình mình
trước, phê bình người khác sau, “phê bình việc, chứ không phê bình người”,
không đại khái, qua loa, làm cho lấy vì. “Phải luôn luôn tự phê bình một cách thật
thà, tự phê bình từ trên xuống dưới”, nếu tiến hành từ dưới lên trên sẽ dễ dẫn
đến hình thức, kết quả đạt được không cao..
Chống chủ nghĩa cá nhân, chống
“giặc nội xâm” là cuộc đấu tranh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục,
quyết tâm cao, dũng cảm, kiên quyết, kiên trì, không bao che, bao biện, đồng
thời giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, như “giữ gìn con ngươi của mắt
mình”. Cuộc đấu tranh này phải được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ đối
với mọi đảng viên, trên tất cả các mặt công tác, các lĩnh vực của đời sống xã
hội, song, phải có những bước đi thích hợp, thận trọng, có trọng tâm, trọng
điểm, tập trung vào những nơi, những lĩnh vực, những vị trí, những cương vị dễ
nẩy sinh chủ nghĩa cá nhân với những căn bệnh của nó.
Thực tiễn luôn minh chứng tính
đúng đắn sáng tạo, cách mạng và khoa học quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
cá nhân và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng. Để Đảng luôn giữ
được niềm tin của nhân dân, luôn vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, “xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”; để Đảng không
phải là một “tổ chức làm quan phát tài”, thì phải không ngừng “chẩn đoán” và
chỉ rõ những biểu hiện của “căn bệnh” chủ nghĩa cá nhân, phải không ngừng “chữa
trị” và “đặc trị” để đẩy lùi và giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này.
Tình hình thế giới và trong nước
đã và đang có nhiều thay đổi, nhiệm kỳ Đại hội XII Đảng vừa qua đã tạo ra bước
đột phá, đạt được những kết quả đáng khích lệ trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân. Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta đã “chỉ mặt đặt
tên” những biểu hiện của “căn bệnh” này. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ
“Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đã nhận diện 27 biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “”tự diễn biến” “tự chuyển hóa”
trong nội bộ”. Đồng thời, từng bước đấu tranh, đẩy lùi một bước chủ nghĩa cá
nhân với những căn bệnh của nó, như: cơ hội, thực dụng, quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tham vọng
quyền lực, chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm, cục bộ, địa phương, vô cảm;
những tiêu cực trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, đất đai,
quy hoạch, xây dựng… ở một số cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên có
chức, có quyền. Trong đấu tranh đã không có vùng cấm, không có ngoại lệ; việc
xây dựng Đảng về đạo đức được coi trọng, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và
“chống”. “Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được đề cao, góp phần rèn luyện
phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, “lợi
ích nhóm”, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa cá nhân và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng vẫn giữ
nguyên giá trị, cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong giai
đoạn hiện nay.
Để thực hiện thắng lợi nghị quyết
Đại hội lần thứ XIII của Đảng, phải không ngừng kiên quyết, kiên trì, giữ vững
ưu thế, đẩy lùi, giành thắng lợi trong cuộc đất tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
Nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị; quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn diễn biến phức tạp, đe
dọa vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ, “chủ nghĩa cá nhân,
“lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ,
đảng viên chưa bị đẩy lùi”. Theo đó:
Một là, phải có phương pháp đúng
đắn, bước đi thích hợp, thận trọng, kiên trì, không ngại khó, ngại khổ, ngại va
chạm; thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, có cơ chế “kiểm soát chặt chẽ
quyền lực trong Đảng”; xử lý nghiêm, đúng người, đúng tội, khắc phục triệt để
biểu hiện “nhẹ trên nặng dưới”, “đấu tranh có hiệu quả với mọi biểu hiện của
chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái, mất đoàn kết nội
bộ”; phát huy “vai trò của người đứng đầu”, cán bộ quản lý chủ chốt ở các cấp,
các ngành, các cơ quan, đơn vị…
Hai là, mỗi đảng viên dù ở cương
vị công tác nào đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong trong
thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, kỷ luật,
quy định tại đơn vị công tác, trong gia đình và ngoài xã hội.
Giữ vững và làm đúng các nguyên
tắc xây dựng đảng, phát huy dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, tiến
hành tự phê bình và phê bình trong Đảng phải từ cấp trên xuống cấp dưới, từ Bộ
Chính trị đến các tổ chức cơ sở đảng. Thực hiện tự phê bình và phê bình trong
toàn Đảng, nhưng phải cần có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những đảng
viên có chức, có quyền, những lĩnh vực nhậy cảm, liên quan nhiều đến quyền lực,
lợi ích kinh tế, lĩnh vực có quan hệ trực tiếp với người dân.
Từng đảng viên phải kết hợp chặt
chẽ xây và chống, chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, ngăn chặn, đấu tranh
với chủ nghĩa cá nhân. Thực hiện nghiêm Quy định 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị,
ngày 19/12/2016 về “Một số vấn đề làm ngay để tăng cường nêu gương của cán bộ,
đảng viên”; Quy định 08-QĐi/TW về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên,
trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành
Trung tương”.
Ba là, phát huy hơn nữa vai trò
của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, cơ
quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng trong việc giám sát cán bộ, đảng
viên, đặc biệt là những đảng viên có chức, có quyền.
Xây dựng cơ chế phù hợp để quần
chúng, nhân dân được tham gia đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí trong Đảng, thực hiện phương châm “Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Kịp thời khen thưởng,
cổ vũ những cá nhân, cơ quan báo chí đã phát hiện, phê phán, đấu tranh với
những biểu hiện sai trái, tham nhũng, lãng phí.
Công khai, không có vùng cấm và
khách quan xử lý đối với cán bộ, đảng viên vi phạm tư cách, thoái hóa biến chất
về đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; những
phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết trong Đảng; tình trạng vì lợi ích cá
nhân, phe nhóm, nể nang mà “xử lý nội bộ”, “che dấu” cho việc tiêu cực./.
Chủ nghĩa cá nhân là căn bệnh rất nguy hiểm cần phải điều trị triệt để
Trả lờiXóa