Trước một chiến lược, một kế hoạch, chính sách, việc xuất hiện những ý kiến khác nhau thì cũng là bình thường. Tuy nhiên, mới đây, khi TPHCM tiếp tục áp dụng kế hoạch xét nghiệm diện rộng thì tài khoản FB Phan Xuân Trung đã đăng tải bài viết với quan điểm cho rằng “Chính quyền không được phép tùy tiện, dùng mệnh lệnh vô lý để xâm hại sức khỏe của dân chúng bằng cách chọc ngoáy vào mũi”.
Như đã thấy rõ thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến rất phức
tạp, biến đổi khôn lường và có thể còn kéo dài. Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe,
tính mạng người dân là trên hết nên Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ,
linh hoạt, hiệu quả các biện pháp, trong đó giãn cách xã hội là quyết định và
thần tốc xét nghiệm trên diện rộng là then chốt.
Từng là Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, PGS.TS Nguyễn Huy Nga khẳng
định “xét nghiệm thần tốc diện rộng sẽ đánh giá được tình hình dịch tễ, mức độ
lây nhiễm bệnh trong cộng đồng tại thời điểm đó”. Bên cạnh đó, chuyên gia dịch
tễ Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng chiến lược xét
nghiệm diện rộng là cần thiết để xác định vùng “xanh” hay “đỏ”, từ đó đưa ra
quyết định nên “đóng” hay “mở”. Hầu như, các chuyên gia dịch tễ đều cho rằng,
việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 diện rộng tại những nơi đang thực hiện giãn
cách hoặc tăng cường giãn cách xã hội có ý nghĩa và quan trọng. Thứ nhất, phát
hiện F0, từ đó chủ động phòng chống dịch bệnh và có các giải pháp tiếp theo.
Thứ hai, giảm được tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Việc xét nghiệm có
thể không phát hiện được hết các ca F0, nhưng cũng “quét” được một tỷ lệ ca mắc
bệnh nhất định.
Hiện nay, trên thế giới việc lấy mẫu ở dịch tị hầu vẫn là phương
pháp phổ biến. Những phương pháp khác như xét nghiệm bằng mồ hôi, dịch họng
cũng chỉ mới được nghiên cứu trong thời gian gần đây nên chưa đủ cơ sở áp dụng
cũng như nguồn cung cấp xét nghiệm chưa có nhiều. Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật TP.HCM Nguyễn Hồng Tâm nhấn mạnh: “Về mặt khoa học thì vùng tị
hầu là vùng có mật độ virus khá cao và không bị ảnh hưởng bởi các chất khác.
Nếu lấy mẫu vùng họng thì khi mình ăn uống, thức ăn có thể đi ngang đó ảnh hưởng
đến kết quả test”. Chính vì thế, việc chính quyền tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm
diện rộng. Cách thức thực hiện đã được các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế bàn
tính, cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên hàng loạt ý kiến đóng góp của các chuyên gia
dịch tễ đầu ngành, đảm bảo tính khoa học cao chứ không phải hành động tùy tiện,
vô lý như lời của Phan Xuân Trung “rao giảng” trên mạng xã hội.
Đáng lên án là
Phan Xuân Trung lại dùng cái mác bác sĩ, phân tích chuyện “ngoáy mũi” gây hại
sức khỏe, rồi tự thổi phồng vấn đề, cố tình xuyên tạc ý nghĩa của phương pháp
chống dịch xét nghiệm diện rộng. Kết luận quy chụp, có tính xuyên tạc của ông
ta rất nguy hiểm, bởi nó làm dấy lên lòng nghi hoặc của người dân vào những
biện pháp chống dịch của chính quyền, cản trở công tác chống dịch của TPHCM và
cả nước.
Trong các cuộc họp về công tác phòng chống dịch Covid-19, Thủ
tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh: “Phòng dịch tốt thì không phải
chống dịch. Một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất hàng triệu đồng chống
dịch và nhất là sự mất mát về tinh thần, sức khỏe, tính mạng của người dân và
những mất mát khác”. Chính vì vậy, xét nghiệm thần tốc là yếu tố then chốt,
nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh và giúp người dân nhanh chóng trở lại trạng thái
bình thường mới.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa