Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

 

TRÂN VĂN: “BÌNH CŨ, RƯỢU CŨ, CHỈ MỚI Ở BÀI VỪA ĐĂNG”

Chung Cake

Đó là những từ tổng kết ngắn gọn có thể dễ dàng đúc kết ngay lập tức nếu độc giả đọc, nghe bài viết của Trân Văn khi giật tít nóng “Chuyện về ông Phùng Quang Thanh và kỹ nghệ bơm thổi ở Việt Nam” được người này đăng trên đài tiếng nói Hoa kỳ và tán phát trên blog Tiếng dân ngày 13/9/2021.

Sở dĩ tôi khẳng định như vậy bởi vì nếu thừa nhận Trân Văn là một nhà văn, nhà báo, một người làm phóng sự hay làm về truyền thông thì bài viết của ông ta không có một chút gì mới để cống hiến cho độc giả khi đã giành thời gian để nghe, để đọc bài viết trên.

Thực tế, từ câu đầu tiên đến dòng cuối cùng của bài viết đều là một sự chụp mũ vô căn cứ bởi thiếu tính chân thực – mà chân thực lại là một trong những tiêu chí quan trọng nhất của một người làm báo chân chính. Tôi xin chứng minh sự tầm thường và cách viết theo kiểu “ngựa quen đường cũ” của Trân Văn trong bài viết này như sau.

Ở đoạn đầu tiên của bài viết, Trân Văn đưa ra câu chủ đề quy chụp, rằng “Việt Nam là quốc gia duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thường xuyên bị ám ảnh bởi sự tin yêu của dân chúng dành cho mình”. Rồi dẫn dải bằng một số luận đề như: niềm tin của dân chúng dành cho chính quyền ở Việt Nam hơn 70 năm qua là “rất hiếm”; vì vậy hệ thống chính trị ở Việt Nam phải tuyên truyền “để có được sự tin yêu đó”; hay “dù có bơm, thổi, nâng việc tuyên truyền lên thành công nghệ thì hiệu quả cũng càng ngày càng giảm”. Trân Văn đã sai, hay cố tình sai, bởi cách lập luận và dùng từ như trên, vì thử hỏi có quốc gia nào trên trái đất này mà chính quyền không muốn có được sự tin yêu của nhân dân? Và luận chứng nào đề chứng minh rằng “hệ thống công quyền bị ám ảnh” và niềm tin của nhân dân dành cho chính quyền hơn 70 năm qua ở Việt Nam là “rất hiếm”? Liệu Trân Văn có biết rằng không chỉ hơn 70 năm qua, mà phải khẳng định rằng, hàng nghìn năm qua, dù trong thời kỳ lịch sử nào thì Nhà nước Việt Nam cũng luôn là ngọn cờ quy tụ sự đoàn kết, tạo thành sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi kẻ thù. Đó là bằng chứng hùng hồn về niềm tin yêu của dân chúng đối với bộ máy lãnh đạo Nhà nước ta.

Nếu chỉ đọc đoạn đầu thì độc giả chưa thấy hết âm mưu cũ và luận điệu cũ của Trân Văn. Bởi ở đoạn thứ hai, Trân Văn đã lộ rõ ý đồ, hắn lợi dụng thông tin Đại tướng Phùng Quang Thanh từ trần, lấy Đại tướng làm ví dụ để chứng minh luận điệu rẻ mạt của mình. Cách chứng minh tầm thường của hắn vẫn theo lối cũ đó là mượn một sự kiện, bôi nhọ một cán bộ cấp cao hoặc lãnh tụ để thực hiện âm mưu xuyên tạc sự thật, hạ bệ lãnh tụ và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ta. Và từng từ, từng câu viết ra của Trân Văn là sự phản bội chính giá trị cốt lõi của nghề làm báo (tính chân thực). Hắn cho rằng những thực tiễn lịch sử, những công lao đóng góp của Đại tướng Phùng Quang Thanh và đặc biệt lý do tại sao Đại tướng và nhiều vị tướng khác được phong Anh hùng là “làm cho thiên hạ hoang mang vì không hiểu tại sao”, “điều lạ thường đến mức không một người bình thường nào có thể tin được”. Trân Văn có biết rằng, đâu phải chính quyền Việt Nam tự viết ra lịch sử, tự thổi phồng lịch sử. Những chiến công của các anh hùng như Đại tướng Phùng Quang Thanh… đều được ghi nhận và kể lại chính từ những người đồng chí, đồng đội đã chiến đấu cùng nhau, để tôn vinh những con người anh dũng, mưu trí, quả cảm trong chiến đấu và để lại cho lịch sử những chiến thắng vang dội. Thậm chí sự anh dũng và tài tình của nhiều tướng lĩnh Việt Nam khiến cho cả các vị tướng ở bên kia chiến tuyến phải kính nể và chấp nhận trở thành bại tướng trong niềm ai ủi.

Không chỉ bôi nhọ Đại tướng Phùng Quang Thanh, trong bài viết Trân Văn còn xuyên tạc, bôi nhọ cố Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ… để chứng minh cho luận điệu cũ rích của mình. Và hắn đi đến kết luận “làm người dân ở Việt Nam khó hơn ở nơi khác dưới gầm trời này rất nhiều”, và cho rằng “người dân phải nghe sự bơm, thổi của chính quyền”, nếu không nghe thì “không có đất sống”.

Rõ ràng cả bài viết trên vẫn là “bình cũ” “rượu cũ”, tức là âm mưu thủ đoạn cũ, và cách chống phá cũ, với chiến lược “mưa dầm thấm lâu”, hy vọng đánh lừa được nhận thức, tình cảm của người dân nhẹ dạ, thiếu hiểu biết, hay làm rối loạn thông tin, để “đổ thêm dầu vào lửa”, lợi dụng quá trình Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đồng hành chống tham nhũng, loại bỏ một số cán bộ tha hóa ra khỏi bộ máy… để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Bài viết này không những là sự xúc phạm danh dự cá nhân đồng chí Phùng Quang Thanh, mà còn là hành vi vu khống, xuyên tạc, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây chia rẽ nội bộ Đảng ta, Quân đội ta. Bởi Đại tướng Phùng Quang Thanh có nhiều công lao, đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phùng Quang Thanh là tấm gương sáng của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mẫu mực, không sợ hy sinh, chiến đấu dũng cảm trên chiến trường, sáng ngời phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân và củng cố quốc phòng Việt Nam.

Thay cho lời kết xin được trích lại câu nói của Đại tướng lúc sinh thời: “Là cán bộ, đảng viên thì luôn luôn phải xung phong, phải gương mẫu, phải dẫn đầu đội hình để đánh địch... Thành tích, hành động của mình rất bình thường, vào chiến đấu, cán bộ, đảng viên nào cũng như vậy cả thôi... Tôi cũng như tất cả đồng chí, đồng đội cùng thế hệ, không ai mong muốn đất nước có chiến tranh để mình trở thành anh hùng cả”. Đó là sự giản dị, cao đẹp trong phẩm chất người lính Cụ Hồ. Do đó, sự xuyên tạc của Trân Văn là luận điệu cũ rích, chỉ mới duy nhất một điều đó là nó mới được viết nhằm mục đích xấu khi Đại tướng vừa mất mà thôi.

 

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động

    Trả lờiXóa