QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI, PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
TRONG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
VÀ SỰ CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Lê Nguyễn
Trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi con người là vốn
quý nhất vừa là mục tiêu, động lực của cách mạng vừa là yếu tố quyết định sự
thành bại của cách mạng. Chính vì vậy, con người luôn được đặt vào vị trí trung
tâm của quá trình phát triển, là đối tượng, mục tiêu và động lực của mọi hoạt
động kinh tế- chính trị - xã hội.
Trải
qua các kỳ Đại hội, nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò của con người ngày
càng đầy đủ, sâu sắc hơn, có sự bổ sung, phát triển phù hợp với những yêu cầu,
đòi hỏi mới của thực tiễn đặt ra. Trên cơ sở tiếp tục khẳng định, kế thừa, tiếp
thu tinh thần từ các Đại hội trước, Đại hội XIII của Đảng đã có sự bổ sung,
phát triển mới về vấn đề con người và phát triển con người Việt Nam với quan
điểm “nguồn lực con người là quan trọng nhất”. Nghị quyết Đại hội XIII xác định rõ mối quan hệ giữa phát triển con
người và xây dựng văn hóa, nhấn mạnh phát huy “sức mạnh con người Việt Nam”, tiếp
tục khẳng định và cụ thể hóa về phát triển con người toàn diện.
Kế
thừa quan điểm “phát triển con người toàn diện” của các kỳ Đại hội trước,
Nghị quyết lần này lại nhấn mạnh đến nhiệm vụ trọng tâm trong “xây dựng
con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền
thống và giá trị hiện đại”. Để xây dựng, hình thành những con người mới có năng
lực, phẩm chất đạo đức tốt, Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra nhiều nhiệm vụ, đó
là: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên
nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt;
quan tâm chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi
đồng, tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và
lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là
thanh niên; “Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp
hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của người
Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ”... Trong giáo dục con người, vai trò của gia
đình có ý nghĩa quan trọng, vì thế các cấp các ngành cần “đề cao vai trò của
gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ”; đề cao tinh thần gương mẫu,
tiên phong của người lãnh đạo, quản lý, tạo môi trường, không gian văn hóa lành
mạnh, dân chủ, nhân văn; khuyến khích tinh thần tự do, đổi mới sáng tạo vì mục
tiêu phát triển đất nước.
Đặc
biệt, nhằm khắc phục những khuyết tật của mặt trái nền kinh tế thị trường, tâm
lý, lối sống đề cao giá trị vật chất, đồng tiền ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo
đức xã hội và quá trình xây dựng, hình thành nhân cách con người, Nghị quyết đã
đề ra yêu cầu phải: “Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hoá trong lãnh
đạo, quản lý. Chú trọng xây dựng môi trường văn hoá công sở lành mạnh, dân chủ,
đoàn kết, nhân văn… Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh”.
Trong giai đoạn hiện nay, sự gương mẫu, tiên phong của cán bộ, đảng viên và
những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, truyền đi cảm hứng, thông điệp nhân văn, lan tỏa những giá trị cao đẹp
cho cộng đồng.
Như
vậy, Nghị quyết Đại hội XIII đã bổ sung, phát triển nhiều nội dung mới, cụ thể
hơn nhiệm vụ phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; phù hợp
với yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế; thể hiện sự sáng
tạo của Đảng trong quá trình vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trước tác
động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết; những kẻ nào có ý định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước hãy thức tỉnh nếu không sẽ bị nghiêm trị.
Trả lờiXóa