PHẢI CHĂNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC CHỈ LÀ PHƯƠNG
TIỆN, ĐỘC LẬP DÂN TỘC MỚI LÀ MỤC ĐÍCH
Cu
Sóc
Có quan điểm cho rằng chủ
nghĩa xã hội khoa học chỉ là phương tiện, độc lập dân tộc là mục đích. Chủ tịch
Hồ Chí Minh mượn chủ nghĩa xã hội khoa học (phương tiện) nay mục đích đã đạt
(độc lập dân tộc) thì từ bỏ phương tiện ấy mới là thức thời.
Xét trong quan hệ với sự
phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì chủ nghĩa xã hội khoa học
(khoa học) là phương tiện, công cụ. Nhưng phương tiện ấy dẫn đến mục tiêu nào?
Phải chăng chỉ là độc lập dân tộc?
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ
ra rằng “Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về sự giải phóng giai cấp công
nhân đồng thời giải phóng toàn xã hội trên phạm vi toàn thế giới khỏi mọi áp
bức, bóc lột, bất công; khỏi mọi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; khỏi mọi sự
phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp”; “Thay cho xã hội tư sản đối kháng
giai cấp là xã hội mà sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự
phát triển của tất cả mọi người”.
Với ý nghĩa ấy, chủ nghĩa
xã hội khoa học là một công cụ, phương tiện có giá trị vô cùng vĩ đại – công cụ
giải phóng toàn thế giới. Nhưng hiểu theo nghĩa rộng đầy đủ, thực sự “chủ nghĩa
xã hội khoa học là khoa học thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn,
giữa khoa học và cách mạng, giữa mục tiêu và động lực của sự phát triển, giữa
lý luận, phương pháp luận khoa học và cương lĩnh hành động thực tiễn, giữa dân
tộc và giai cấp, dân tộc quốc tế, dân tộc với thời đại…”.
Chủ nghĩa xã hội khoa học
còn chỉ ra rằng, sự nghiệp cách mạng cộng sản, của giai cấp công nhân là sự
nghiệp quốc tế, nhưng để đi đến thắng lợi cuối cùng nó lại phải trải qua những
thắng lợi ở từng quốc gia dân tộc “Giai cấp vô sản ở mỗi nước, trước hết phải
thanh toán giai cấp tư sản ở nước mình, phải vươn lên, trở thành dân tộc, giai
cấp dân tộc”.
Đặc biệt khi chủ nghĩa tư
bản trở thành chủ nghĩa đế quốc, vấn đề dân tộc trở thành vấn đề thuộc địa thì
con đường giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng xã hội ở các nước thuộc địa
của đế quốc tư sản nhất thiết phải trải qua giai đoạn đấu tranh chống giai cấp
tư sản thực dân (cũ, mới) cấu kết với giai cấp phong kiến và tư sản mại bản
phản động giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.
Lênin đã viết hàng loạt bài
chính luận về vấn đề dân tộc tiêu biểu là tác phẩm “Quyền dân tộc tự quyết”3
trong đó có “Cương lĩnh dân tộc” với 3 nội dung: “Các dân tộc… Liên hiệp công
nhân các dân tộc”. Và tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất Đề cương vấn đề dân tộc và
thuộc địa”1.
Tổng kết quan hệ giữa giải
phóng dân tộc với giải phóng xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Nước chưa
được độc lập thì lợi ích giai cấp vạn năm cũng không đòi được. Nhưng nước độc
lập rồi mà dân vẫn đói, vẫn rét thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì…”. Do đó,
sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân tư sản
trong thời đại ngày nay khác bản chất so với giải phóng dân tộc khỏi ách thống
trị của đế quốc phong kiến kiểu đế quốc Nguyên Mông, đế quốc Minh, Thanh trước
đây. “Con đường giải phóng các dân tộc trong thời đại ngày nay chỉ có thể là
cách mạng vô sản… Rằng: chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có
thể giải phóng triệt để của dân tộc bị áp bức”. Đúng như Lênin nêu “Vô sản tất
cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Chủ nghĩa xã hội trong chủ
nghĩa Mác - Lênin không chỉ là phương tiện mà còn là mục tiêu của thời đại ngày
nay.
bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa