Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021

 

NHỮNG LUẬN ĐIỆU BÓP MÉP, XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

                                                                              Hữu Nhân

          Từ nhiều năm nay, lợi dụng những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, nhất là quan hệ của Việt Nam với một số nước lớn và vấn đề chủ quyền biển, đảo của nước ta ở Biển Đông, trên các phương tiện thông tin, nhất là mạng xã hội, các thế lực thù địch và các phần tử chống đối, cơ hội đã tung nhiều thông tin sai lệch, ra sức công kích, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước ta.

           Lợi dụng Việt Nam tiến hành hội nhập quốc tế mà bắt đầu từ hội nhập kinh tế quốc tế, các thế lực thù địch sẽ tìm cách tác động, thúc đẩy hình thành những yếu tố phi xã hội chủ nghĩa, gia tăng mặt trái của kinh tế thị trường, nhằm làm cho đất nước mất khả năng kiểm soát, điều hành kinh tế, từ khống chế về kinh tế để chuyển hóa gây sức ép về chính trị, rơi vào lệ thuộc, chịu sự chi phối từ các đối tác. Chúng ngấm ngầm thâm nhập, móc nối, lôi kéo những cán bộ, đảng viên, quần chúng thoái hóa, biến chất, cơ hội chính trị, triệt để lợi dụng sơ hở của chính sách, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay từ bên trong, nhằm gây mất ổn định chính trị, mất độc lập, tự chủ của đất nước.          Không ít cá nhân, nhón người tự xưng là “yêu nước”, “tâm huyết” với “vận mệnh quốc gia dân tộc” đã viết bài phát tán trên các trang mạng xã hội. Chúng lập luận rằng, thế giới hiện nay đang là thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, các quốc gia, dân tộc có mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Vì thế theo họ, nếu vẫn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ là “bảo thủ”, “tự mình cô lập”, là “tự tách ra khỏi dòng chảy” của thế giới bên ngoài, chính sách đối ngoại đó thực sự là “lạc hậu, lỗi thời”, “không còn phù hợp” và đã trở thành “lực cản” đối với sự phát triển đất nước. Trắng trợn hơn, các thế lực thù địch còn bóp méo sự thật, xuyên tạc, Đảng, Nhà nước Việt Nam trên thực tế đã từ lâu bỏ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và đang ngấm ngầm “theo chân” nước này để chống nước kia. Họ xuyên tạc chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, cân bằng quan hệ với các nước lớn của Việt Nam, cho rằng đó là “đường lối trung dung” là “đi dây” trong quan hệ với các nước lớn, như thế là “tự cô lập” mình, “tước đi cơ hội hợp tác với các nước lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; xuyên tạc mối quan hệ hợp tác Việt Nam với các đối tác, nhất là mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và với Trung Quốc. Họ cho rằng, Việt Nam đang phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, Việt Nam đang điều chỉnh quan hệ đối ngoại nhằm “tìm kiếm đối tác chiến lược”, “thiết lập liên minh mới” để đối phó với nước đang gây ra áp lực bất lợi cho mình. Họ “kiến nghị” Đảng và Nhà nước ta phải từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ; rằng muốn bảo vệ được độc lập, tự chủ thì phải dựa vào một cường quốc, “chỉ có liên minh quân sự với một cường quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền biển, đảo”.

          Có thể thấy rằng, các thế lực thù địch dùng nhiều luận điệu và các chiêu trò khác nhau, khi thì đứng hẳng về phía đối lập ra sức xuyên tạc chống phá, khi thì như “người trong cuộc” thể hiện “thiện chí, “tâm huyết” đối với sự nghiệp cách mạng và chính sách đối ngoại của Việt Nam. Song, những luận điệu và sự “tâm huyết” này thể hiện một thái độ và cái nhìn thiếu thiện chí, phiếm diện, méo mó, sai lệch và thù địch với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và tình hình thực tiễn ở Việt Nam. Sự chống phá đó đặc biệt nguy hiểm, trong bối cảnh mà Việt Nam đang đẩy mạnh quan hệ với các nước trên thế giới, hội nhập ngày càng chủ động, tích cực và sâu rộng vào đời sống chính trị quốc tế. Dù chưa có thể làm chệch hướng, vô hiệu hóa đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam, nhưng sự chống phá này đã và đang là một khó khăn, thách thức cho Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác và đấu tranh với các đối tượng.

 

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.

    Trả lờiXóa