Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

 

CHIẾN TRANH TÂM LÝ” - MỘT SỐ ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN

Mạnh Trung

Chiến tranh tâm lý là hệ thống (tổng thể) các phương thức, các thủ đoạn hoạt động phá hoại trạng thái chính trị - tinh thần và tổ chức của nhân dân và lực lượng vũ trang đối phương. Hiện nay, các thế lực hiếu chiến và phản động quốc tế càng đẩy mạnh cuộc chiến tranh này với quy mô ngày càng mở rộng và các thủ đoạn ngày càng nguy hiểm hơn nhằm gây diễn biến chính trị từ bên trong. Chính vì vậy, nhân thức rõ âm mưu, thủ đoạn của chiến tranh tâm lý là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng.

Âm mưu cơ bản của các thế lực thù địch trong hoạt động chiến tranh tâm lý nhằm gây nghi ngờ và mâu thuẫn trong nội bộ Đảng; nhằm chia rẽ, nghi ngờ giữa Đảng và nhân dân, tạo sự đối lập giữa Đảng với dân với mục đích làm suy yếu, vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Đồng thời tạo điều kiện cho việc hình thành các tổ chức chính trị đối lập, lôi kéo nhân dân vào các hoạt động chống phá Đảng, chống lại chế độ, tiến tới mục tiêu cuối cùng là phá Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Chúng là sử dụng mạng Internet, lập các trang web để đưa những thông tin, hình ảnh, nội dung sai lệch, bóp méo sự thật, bịa đặt, vu cáo, tuyên truyền lừa mị truyền vào trong nước. Lợi dụng một số nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị - xã hội ta để tiến hành chiến tranh tâm lý (tệ quan liêu, tham nhũng, tình hình khiếu kiện, tình trạng thiếu thống nhất, đoàn kết trong một số cơ quan Đảng, Nhà nước…). Chúng còn tạo ra những tin đồn không hẳn là sai, na ná như hiện thực hoặc thậm chí đưa ra tin thật nhưng với thủ đoạn “ám thị” thổi phồng những khó khăn, phức tạp trong xã hội ta để lừa phỉnh những người nhẹ dạ, cả tin nhằm gây nghi ngờ, chia rẽ trong nội bộ.

        Trong những năm qua, với sự nỗ lực và quyết tâm cao từ Trung ương cho đến địa phương, cơ sở, chúng ta đã từng bước ngăn chặn, vô hiệu hóa nhiều âm mưu, thủ đoạn về chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch; tạo sự đồng thuận, đồng tình cao trong các tầng lớp xã hội, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

 

 

 

 

1 nhận xét: