BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU
XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM CỦA NGUYỄN VĂN ĐÀI
Công Tâm
Những ngày
qua, trên trang RFA Vietnam, Nguyễn
Văn Đài lại đăng bài “Cách mạng Tháng
Tám, bản chất Cách mạng hay phản cách mạng” có nội dung cho rằng: “Như vậy, 76 năm sau cái gọi là “cuộc Cách mạng
tháng Tám” người dân Việt Nam vẫn chưa được hưởng các quyền tự do, dân chủ,
bình đẳng,… Các mục tiêu cao đẹp của Cách mạng không được đem tới cho Nhân dân
Việt Nam”.
Đây là luận điệu phản động, nhằm
xét lại, xuyên tạc, bóp méo, làm sai lệch bản chất, giá trị của Cách mạng Tháng
Tám, từ đó, phủ nhận thành quả cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Thực tiễn Lịch
sử cho thấy, trước Cách mạng tháng Tám, đất nước ta chìm trong cảnh lầm than,
nô lệ, dân ta chịu cảnh “một cổ đôi tròng”; hơn 2 triệu người chết đói, Ngân khố
kiệt quệ, 95% dân số mù chữ, nhà tù nhiều hơn trường học, người dân bị đầu độc
bởi rượu Tây và thuốc phiện, không được tự do đi lại, học hành… Sau Cách mạng
Tháng Tám, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam tiếp tục viết nên những
trang sử chói lọi nhất. Chúng ta đã đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ với những
chiến công lừng lẫy được ghi vào lịch sử thế giới, như: Điện Biên Phủ, Chiến dịch
Hồ Chí Minh... Chúng ta còn làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, giúp nhân dân
Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
Khi đất nước
hòa bình, cả nước tiến hành công cuộc CNHHĐH đã thu được nhiều thành tựu to lớn
trên tất cả các lĩnh vực, các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của nhân dân
được đảm bảo thực thi:
Về lĩnh vực
kinh tế-xã hội, từ một đất nước bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, Việt Nam đã
nhanh chóng khôi phục cơ sở hạ tầng, ổn định đời sống nhân dân. Trên lĩnh vực
chính trị, quyền tự do, dân chủ của nhân dân được hiến định rõ trong các bản Hiến
pháp: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Quyền lực
nhà nước thuộc về toàn dân chứ không hề nằm trong tay một tổ chức, một nhóm hay
một cá nhân nào. Nhân dân có quyền tự do tố cáo, khiếu nại những người có hành
vi vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Mọi đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý
kiến của nhân dân. Trong các cuộc bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp ở
Việt Nam, tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao. Tỷ lệ đại biểu là nữ, người dân tộc thiểu
số, chức sắc tôn giáo trong Quốc hội ngày càng cao (tỷ lệ đại biểu là nữ trong
Quốc hội đứng thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đứng thứ 9/135 nước
trên thế giới). Việc truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn của Quốc hội; việc
thực hiện đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng... với
nhân dân; những cuộc tiếp xúc của các đại biểu Quốc hội với cử tri; việc lấy ý
kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về Dự thảo Hiến pháp năm 2013, Dự thảo
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng... đã tạo điều kiện
cho người dân thực hiện quyền làm chủ, thực thi quyền kiểm tra, giám sát các hoạt
động của Nhà nước và đề đạt nguyện vọng, thể hiện chính kiến của bản thân về việc
xây dựng nhà nước và xã hội Việt Nam.
Trên lĩnh vực
giáo dục, cho đến nay đã có 63 tỉnh, thành phố đạt phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ em năm tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học, 24 triệu người đi học, 1,3 triệu
người có trình độ đại học, 1,3 vạn người có trình độ tiến sĩ và tiến sĩ khoa học,
10 nghìn người có trình độ thạc sĩ... Trên lĩnh vực văn hóa, đến năm 2021, Việt
Nam có thêm 11 di tích và 29 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xếp hạng.
Về quyền tự do
tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Trong lĩnh vực tôn giáo, nhân dân có
quyền tự do tín ngưỡng cao. Hiện nay, có khoảng 70.000 chức sắc trong các tổ chức
tôn giáo đang hoạt động tại hơn 24.000 cơ sở thờ tự trên cả nước; có hơn 20 triệu
người theo tôn giáo. Quyền tự do báo chí, tự do hội họp được thực hiện theo quy
định của pháp luật. Đến năm 2021, cả nước có 786 cơ quan báo chí in với 1.016 ấn
phẩm, 67 đài phát thanh - truyền hình trung ương và cấp tỉnh, 47 đơn vị hoạt động
truyền hình cáp, 9 đơn vị truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp, sản xuất 62 kênh
truyền hình trả tiền; có tới 53% dân số dùng internet, và có đến 48% dân số
dùng mạng xã hội.
Những con số biết nói trên đây đã
chứng minh: Sau 76 năm Cách mạng tháng Tám thành công, người dân Việt Nam đã được
hưởng trọn vẹn các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng… Các mục tiêu cao đẹp của
Cách mạng tháng Tám đã được hiện thực hóa ở Việt Nam. Hơn nữa, những thành quả
của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là vô cùng
to lớn và không thể phủ nhận, xuyên tạc.
Chúng ta không nên tin các tổ chức thù địch; chúng chỉ xuyên tạc để chống phá Việt Nam mà thôi
Trả lờiXóa