Tiêu cực mà cụ thể như suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là nguy cơ rõ nhất dẫn đến tham nhũng, kể cả tham nhũng chính trị, chạy chức, chạy quyền,… Ngược lại, do tham nhũng mà làm suy thoái, biến chất, hư hỏng cán bộ. Vì thế, trong một số cuộc họp gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nêu vấn đề, đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải gắn liền với phòng, chống tiêu cực; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (BCĐ) không chỉ có chỉ đạo phòng chống tham nhũng mà bao gồm cả chỉ đạo phòng, chống tiêu cực. Đây là quan điểm mới được tập trung thảo luận tại phiên họp thứ 20 của BCĐ khi cho ý kiến về Đề án Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ.
Suy thoái và tham nhũng, hai mặt của bóng tối
Cuộc chiến chống tham nhũng bao giờ cũng cam
go, phức tạp bởi nó như một thứ bệnh nan y mà người ta gọi là “khuyết tật bẩm
sinh của quyền lực”. Từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đại hội lần thứ VII, Đảng ta
đã cảnh báo, đây là một trong bốn nguy cơ đối với đất nước và nó ngày càng tinh
vi hơn. Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương của Hội nghị Trung ương 5,
khóa XI (ngày 1/2/2013), Bộ Chính trị quyết định thành lập BCĐ do Tổng Bí thư
làm Trưởng ban. Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, từ đó được chỉ đạo
quyết liệt với cách làm bài bản và mang lại hiệu quả rõ rệt. Hơn bảy năm, kể từ
khi thành lập BCĐ đến cuối năm 2020, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử 1.900 vụ án tham nhũng, với hơn 4.400 bị can. Riêng BCĐ đã đưa
vào diện theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án, vụ việc. Chưa bao giờ có nhiều cán bộ
cấp cao vướng vào vòng lao lý vì tham nhũng, cố ý làm trái như nhiệm kỳ khóa
XII của Đảng, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, bộ
trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch UBND tỉnh, tướng lĩnh trong các lực lượng
vũ trang. Thật đau xót, nhưng không thể không làm.
Tuy đã đạt nhiều kết quả, nhưng tình trạng
tham nhũng vẫn là vấn nạn bức xúc hiện nay. Tại phiên họp thứ 20 vừa qua, BCĐ
chỉ đạo khẩn trương đưa năm vụ án lớn, phức tạp ra xét xử. Điển hình như vụ đưa
hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ liên quan đến Phan Văn Anh Vũ; vụ buôn bán
hàng giả là thuốc chữa bệnh tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế, Công ty VN Pharma
và các cơ quan, đơn vị liên quan,…
Tham nhũng chưa bị đẩy lùi. Cùng với đó, tình
trạng tiêu cực, nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cũng chưa được ngăn chặn. Sau gần
5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, 27 biểu hiện suy thoái mà
Nghị quyết chỉ rõ chưa được khắc phục hiệu quả, vẫn còn một bộ phận cán bộ,
đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; không tuân thủ
nguyên tắc của Đảng; cơ hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ. Tham
nhũng và suy thoái, tiêu cực luôn đi với nhau như hai mặt của bóng tối vậy.
Cần “thượng phương bảo kiếm“
Suy thoái là mầm bệnh của chủ nghĩa cá nhân,
mẹ đẻ của mọi thứ bệnh tiêu cực; chính vì suy thoái, đánh mất phẩm chất, đạo
đức của người cán bộ, chỉ lo vơ vét cá nhân mà dẫn đến tham nhũng, kể cả tham
nhũng chính trị, ham hố quyền lực, kéo bè, kéo cánh. Và cũng vì tham nhũng mà
dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, làm hư hỏng cán bộ.
Phát biểu tại phiên họp thứ 20 của BCĐ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ rất
lo ngại về tình trạng này. Vì suy thoái mà dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, thậm chí chống lại Đảng, như thế còn tệ hại hơn cả tham nhũng. Chống được
suy thoái còn quan trọng hơn chống được tham nhũng tiền bạc, vì tiền bạc có thể
thu hồi lấy lại, còn con người mà mất phẩm chất chính trị, phản bội thì khó
lắm. Vì thế, việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho BCĐ thành Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là rất cần thiết.
Lâu nay BCĐ, các cấp ủy đã tập trung chỉ đạo
đấu tranh, phòng chống tham nhũng, xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế phức
tạp, nghiêm trọng; nhưng chưa quan tâm đúng mức việc chỉ đạo phòng, chống tiêu
cực; chưa gắn kết chặt chẽ giữa đấu tranh phòng chống tham nhũng với đấu tranh
phòng, chống tiêu cực. “Việc đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc về đạo đức,
lối sống chưa mạnh mẽ” như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ.
Từ khi thành lập, BCĐ đã làm rất tốt chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đã
thành xu thế, không ai có thể đứng ngoài, “không có vùng cấm”, không có ngoại
lệ. Thực tiễn đó cho thêm nhiều kinh nghiệm quý để BCĐ làm tốt việc chỉ đạo
phòng, chống tiêu cực, nếu được giao thêm nhiệm vụ này. Tuy nhiên, phạm vi đối
tượng của phòng, chống tiêu cực ở đây là cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, nhưng trước hết vẫn là “khoanh vùng” trong cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Trọng tâm của phòng, chống tiêu cực là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống với các hành vi có tính chất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy
tín, thanh danh của Đảng; chống lại Đảng, Nhà nước và chế độ; làm giảm sút niềm
tin của nhân dân.
Đấu tranh phòng chống tham nhũng, phòng, chống
tiêu cực là đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống và cũng là nhiệm vụ hàng đầu đối với
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng không chỉ trong nhiệm kỳ này. Cái khó trong
phòng, chống tiêu cực không như phòng chống tham nhũng. Tham nhũng có thể đong
đếm thành tiền bạc, nhưng tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống rất khó định lượng. Đặc biệt là khi mà trên nóng, dưới dù đã bớt lạnh,
nhưng mới âm ấm thôi, sẽ rất khó thực hiện. BCĐ chỉ tập trung chỉ đạo những vụ
án trọng điểm, vụ án lớn, tác động mạnh mẽ đến xã hội, không làm thay các cơ
quan, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng. Trong cuộc chiến này, sức
mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị mới là quan trọng.
Kết quả của cuộc đấu tranh phòng chống tham
nhũng, nhất là những kinh nghiệm hay có được từ thực tiễn sẽ tiếp sức cho
phòng, chống tiêu cực, gắn phòng chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực
hiệu quả nhất. Đó là tinh thần chỉ đạo quyết liệt, bài bản của BCĐ; BCĐ không
làm thay nhưng sẵn sàng vào cuộc khi có nơi nào lơ là, làm qua loa, chiếu lệ.
Dưới sự chỉ đạo của BCĐ, như có “thượng phương bảo kiếm”, các cơ quan chức năng
sẽ phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ hơn, nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc, vấn
đề còn ý kiến khác nhau, để đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc. Trong
quá trình thực thi nhiệm vụ, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm, các cơ
quan chức năng chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để
thụ lý, điều tra, xử lý mà không chờ đến khi kết thúc kiểm tra, thanh tra, kiểm
toán, thi hành án mới chuyển. Cũng trong quá trình ấy, nếu phát hiện vi phạm
liên quan đến cán bộ diện Trung ương quản lý, thì báo cáo ngay với các đồng chí
Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm
tra Trung ương (đều là Phó Trưởng BCĐ) để tham mưu cho đồng chí Tổng Bí thư,
Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo xử lý; và chuyển ngay thông tin, hồ sơ, tài liệu
liên quan đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để kiểm tra, xử lý theo quy định của
Đảng.
Đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực bao
giờ cũng là việc khó, nhạy cảm, phức tạp. Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của
BCĐ, sự vào cuộc đồng bộ, nhịp nhàng của các cơ quan chức năng và cả hệ thống
chính trị, thực trạng này sẽ bị đẩy lùi.
MỤC
ĐÍCH CỦA VIỆT TÂN VÀ “GIỚI ZÂN
CHỦ” TRONG KÊU GỌI DÂN BIỂU TÌNH VÌ COVID-19
Cùng là dân chúng nổi loạn phản đối chính
quyền do khó khăn phát sinh trong công tác phòng chống dịch bệnh CoVid-19 ở Mỹ,
các nước Châu Âu hay ở một số nước lâu nay bị các nước phương Tây dán nhãn là
“độc tài” như Venezuela, Cuba, Thái Lan thì Việt tân và truyền thông “lề zân”
của “giới zân chủ mạng” chỉ ca ngợi các cuộc biểu tình của dân các nước Cuba,
Venezuela hay mới đây nhất là Thái Lan, còn lờ tịt đi các cuộc biểu tình chống
chính quyền của người dân các nước phương Tây, chẳng hạn mới đây nhất là biểu
tình ở Đức. Lý do gì vậy? Tại sao cùng bản chất sự việc nhưng người ta chỉ có
thể lấy thông tin từ truyền thông Nhà nước – mà lâu nay vẫn bị Việt tân và
“giới zân chủ” dán nhãn là bị cơ quan tuyên giáo kiểm soát, bịt miệng?
Ví dụ điển hình nhất, là cuộc biểu tình ngày
18/7/2021 của một số người Thái Lan diễn ra ở Bangkok để yêu cầu Thủ tướng
Prayut Chan-o-Cha từ chức, do ông này chậm trễ trong việc mua vaccine ngừa
COVID-19, khiến số ca nhiễm tăng quá cao và các bệnh viện quá tải. Yêu sách của
người biểu tình bao gồm 3 điểm: (1) Thủ tướng Prayut Chan-o-Cha cần phải từ
chức vô điều kiện; (2) Phải cắt giảm ngân sách cho chế độ quân chủ và quân đội
để tập chung chống dịch; (3) Phải mua thêm vaccine. Nhân sự kiện này, fanpage
của đảng Việt Tân đã bình luận rằng “người dân Thái Lan không ngồi chờ chết,
trong khi dân Việt Nam chỉ biết ngồi “hóng” sự trợ giúp của Đảng. chấp nhận
chết dần, chết mòn…?”. Với thông điệp này, họ gián tiếp kích động người dân
biểu tình trong dịch COVID-19.
Sau đó vài ngày là cuộc biểu tình ở Đức
với khoảng 5.000 người chống phong tỏa diễn ra đồng loạt ở nhiều khu vực
tại thủ đô Berlin của Đức. Phần lớn những người tham gia đều không đeo khẩu
trang và phớt lờ các quy định giãn cách xã hội đang được áp dụng tại Đức. Một
số cuộc biểu tình nhanh chóng biến thành bạo lực khi người tham gia tìm cách
vượt qua hàng rào của lực lượng an ninh. Cảnh sát Berlin trấn áp, bắt khoảng
600 người sau khi các cuộc biểu tình chống lệnh phong tỏa ngăn Covid-19 biến
thành bạo lực. Tuy nhiên thông tin tuyệt nhiên bạn chỉ có thể đọc trên báo chí
hợp pháp ở Việt Nam.
Rõ nét nhất là cuộc biểu tình diễn ra ở
Cuba ngày 11/7/2021 vừa qua, cả hệ thống truyền thông Mỹ, phương Tây, Việt tân,
zân chủ… vào cuộc đua khai thác triệt để, thậm chí cả làm giả thông tin, hình
ảnh, nhào nặn thực hư chỉ để bóp méo, định hướng truyền thông ủng hộ cuộc biểu
tình phản đối chính quyền của nhóm dân ngày 11/7 và lờ tịt đi hoặc bóp méo bản
chất các cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ và cách mạng Cuba diễn ra nhiều ngày
sau đó ở Cuba và các quốc gia khác
Đây chỉ là ví dụ điển hình. Luôn tồn tại thứ
“tiêu chuẩn kép” trong tư duy, góc nhìn về “truyền thông độc lập” của thế giới
những kẻ nhân danh “đấu tranh cho dân chủ Việt Nam”: phàm những hành động lên
án chính quyền diễn ra ở Mỹ, phương Tây là chuẩn mực về tự do dân chủ, bất cứ
thứ phản kháng diễn ra ở các quốc gia bị dán nhãn độc tài là “tiến bộ”, là cần
phải học hỏi!?!
Bản chất, nguyên nhân của “tiêu chuẩn kép” này
của Việt tân và “truyền thông độc lập” của họ là:
Thứ
nhất, họ cần mô hình để chứng minh các quốc gia không đi theo chế độ
chính trị của Mỹ, phương Tây là phản dân chủ, cần lật đổ, nhằm cổ súy, khích lệ
dân Việt Nam “đòi dân chủ” như vậy. Cho nên định hướng tuyên truyền của họ đã
bị “đóng khung” trong “nhận thức” này.
Thứ
hai, họ nhận fund (tiền tài trợ) hoạt động từ các quỹ ủng hộ dân chủ
(kiểu NED của Mỹ) hay từ các tổ chức NGO về nhân quyền nhằm thúc đẩy dân chủ ở
các quốc gia bị Mỹ, phương Tây đưa vào tầm ngắm, nên họ chỉ có thể “tự do
truyền thông” trong phạm vi nhận thức này. Vậy nên, hệ quả của vấn đề trên là
họ “há miệng mắc quai”, chỉ có thể chạy theo “định hướng” từ các tập đoàn
truyền thông lớn của Mỹ, phương Tây xác lập.
SÁNG
MÃI PHẨM CHẤT BỘ ĐỘI CỤ HỒ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
Ma Ngọc
Với quan điểm “Chống dịch như chống giặc,
chống dịch từ sớm, từ xa, từ trước khi có dịch, chuyển trạng thái phòng ngự
sang chủ động tấn công” và phương châm “Phát huy sớm, cách ly kịp thời, khoanh
vùng gọn, dập dịch triệt để, điều trị hiệu quả”, cán bộ, chiến sỹ cùng chung
sức, chung lòng cùng toàn dân chống giặc Covid-19. Trong những ngày “dầu sôi
lửa bỏng” của dịch bệnh Covid-19, không ít cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân không
quản ngại khó khăn, gồng mình chống dịch. Dẫu công việc áp lực, mệt mỏi nhưng họ
vẫn cố gắng kiên trì với nhiệm vụ quan trọng này. Ghi nhận tại những khu cách
ly mới thấy, các cán bộ, chiến sĩ luôn sẵn sàng “nhường cơm, sẻ áo”, dành cho
bà con nhân dân ở khu cách ly, điều trị tập
trung những cơ sở vật chất tốt nhất, điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất và
tiêu chuẩn văn hóa tinh thần cao nhất để bà con yên tâm và hoàn thành thời gian
cách ly, điều trị. Tại các chốt trực, vẫn là hình ảnh của những cán bộ, chiến
sĩ dầm mưa dải nắng, không quản ngày đêm túc trực, đó chính là nghĩa vụ với
nhân dân, với tổ quốc trong những lúc khó khăn, nguy nan nhất.
Trong những ngày gần đây,
khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, nhất là các tỉnh
Phía Nam. Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với tinh thần “chống
dịch như chống giặc”, ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch
COVID-19 trong các đơn vị quân đội, Bộ Quốc phòng xác định trong bất cứ hoàn
cảnh nào, quân đội luôn là lực lượng đi đầu, cùng toàn Đảng, toàn dân, phối hợp
chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm dập tắt dịch bệnh.
Thiếu tướng Nguyễn Xuân
Kiên, Cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần cho biết, khi dịch bệnh bùng
phát, việc truy vết nhanh, thần tốc được xác định là hết sức quan trọng. Quân
đội trước hết là lực lượng quân y đã kiện toàn gần 2.000 tổ lấy mẫu, 500 tổ xét
nghiệm cùng hệ thống máy xét nghiệm, kết hợp với y tế địa phương chẩn đoán
nhanh người bị mắc. Lực lượng của Học viện Quân y, Bệnh viện 175, các bệnh viện
7A, 7B với hơn 1.000 người được huy động tham gia các tổ lấy mẫu và xét nghiệm,
mỗi ngày xét nghiệm khoảng 10.000 mẫu.
Tại thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh, thành phía Nam, ngay khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, Bộ Quốc
phòng đã chỉ đạo Quân khu 7, Quân khu 9 và các đơn vị đóng quân trên địa bàn
chủ động triển khai sớm các điểm cách ly tập trung; cử lực lượng tham gia quản
lý các điểm cách ly do địa phương tổ chức. Đồng thời thành lập hàng trăm tổ,
đội cơ động, tổ chuyên khoa, tổ truy vết COVID-19 và hàng trăm tổ lấy mẫu xét
nghiệm. Các bệnh viện dã chiến của Bộ Quốc phòng cũng nhanh chóng được thành
lập để điều trị cho bệnh nhân COVID-19… Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh đã
triển khai bệnh viện dã chiến số 5A tại Sư đoàn 317 Quân khu 7 và triển khai
Bệnh viện dã chiến số 5B tại Trung tâm giáo dục quốc phòng tỉnh Bình Dương;
đồng thời chuyển đổi công năng của bệnh viện Quân dân y Miền Đông thành bệnh
viện điều trị bệnh nhân COVID, địa bàn Quân khu 9 cũng đã triển khai Bệnh viện
dã chiến truyền nhiễm số 6 với quy mô 500 giường và sẵn sàng nâng lên thành
1.000 giường.
Được giao trọng trách chỉ
huy tại bệnh viện dã chiến số 5, Thượng tá Phạm Hồng Hà, Giám đốc Bệnh viện,
cho biết, việc thu dung, cấp cứu điều trị bệnh nhân COVID thời gian đầu triển
khai gặp không ít khó khăn, dù đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện đã được tập huấn
trước, nhưng thực tế khác hoàn toàn. Lượng bệnh nhân nhập viện có lúc lên đến
hơn 200, rồi nhập viện lúc trời mưa to, lúc nửa đêm, nên lực lượng bác sĩ, nhân
viên y tế của bệnh viện rất vất vả trong việc tiếp nhận bệnh nhân. Gánh vác
nhiệm vụ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lực lượng nhân viên mỏng, cơ sở
vật chất còn nhiều hạn chế; bệnh nhân đông, áp lực công việc lớn, nhưng Đảng
ủy, Ban giám đốc BV dã chiến số 5 luôn xác định bảo đảm sức khỏe cho nhân viên
y tế phải đặt lên hàng đầu.
Nhớ lại thời điểm dịch
bùng phát nặng nề ở 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thiếu tướng Nguyễn Hùng Thắng,
Phó Chủ nhiệm, Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần, cho biết, với tinh thần “chống
dịch như chống giặc”, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hàng trăm cán bộ, y
bác sỹ và học viên Học viện Quân y, cán bộ, nhân viên xét nghiệm của Trung tâm
nhiệt đới Việt-Nga, Viện Y học dự phòng Quân đội đã về với đồng bào vùng tâm
dịch trên những chuyến xe xuyên đêm. Tiếp đó, các y bác sỹ của các Bệnh viện
Quân y 103 (Học viện Quân y), Bệnh viện Quân y 354 (Tổng cục Hậu cần), Bệnh
viện Quân y 110 (Cục Hậu cần, Quân khu 1), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
cùng nhiều cơ sở Quân y khác cũng đã lên đường vào tâm dịch.
Nếu như lực lượng quân y
“chiến đấu” ở vòng trong, thì ở vòng ngoài, lực lượng biên phòng cũng tăng
cường lực lượng, căng mình tổ chức kiểm soát chặt chẽ biên giới; cùng với các
đơn vị trong toàn quân rà soát, dồn dịch doanh trại để tổ chức thành các điểm
cách ly công dân về nước.
Từ đầu tháng 1/2021 đến
nay, Bộ đội Biên phòng thường xuyên duy trì hơn 1.900 tổ chốt chặn (trong đó,
hơn 1.500 chốt cố định, gần 400 chốt lưu động) với hơn 8.000 cán bộ, chiến sỹ
Bộ đội Biên phòng phối hợp các lực lượng khác, triển khai dọc tuyến biên giới
bộ, trên biển. Trung bình mỗi ngày làm thủ tục xuất nhập cảnh cho 4.000-5.000
người, phát hiện hàng trăm trường hợp xâm nhập trái phép, bàn giao cho y tế địa
phương cách ly, quản lý.
Toàn quân đã triển khai
180 điểm cách ly công dân, trong đó có 75 điểm đang có công dân. Đến nay đã
tiếp nhận, cách ly là 229.580 người, đã hoàn thành cách ly 216.429 người, đang
cách ly 13.151 người. Tại các điểm cách ly này có sự góp mặt của bộ đội địa
phương, quân y, nhân viên y tế của Trung tâm y tế các quận, huyện… hàng ngày
thực hiện việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phục vụ ăn uống cho công dân được
cách ly.
Quán triệt tinh thần
“chống dịch như chống giặc”, nhiều cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng thực hiện
tuần tra, chốt chặn biên giới trong thời gian rất dài, phải tạm hoãn việc cưới
vợ, có người không thể về chịu tang bố, mẹ… Nhiều đồng chí liên tục phục vụ tại
các cơ sở cách ly tập trung trong một thời gian rất dài. Trước tình hình dịch
bệnh diễn biến phức tạp, số ca tử vong tăng cao, nhất là tại thành phố Hồ Chí
Minh, hệ thống y tế quá tải. Việc mang tái cho người dân cũng gặp khó khăn,
nhất là bệnh nhân tử vong vì Covid-19. Trước thực tế đó, một lần nữa, trọng
trách lại được giao cho quân đội. Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy
TP.HCM, từ ngày 8/8, Bộ Tư lệnh TP.HCM bắt đầu triển khai nhiệm vụ tiếp nhận,
thắp hương và chuyển giao các phần tro cốt của bệnh nhân COVID tử vong đến từng
gia đình. Theo đó, các hũ tro cốt Bộ Tư lệnh thành phố nhận về an vị và làm lễ
truy điệu tại Nhà Tang lễ thành phố, sau đó ban chỉ huy quân sự các quận huyện
và thành phố Thủ Đức sẽ tiếp nhận để chuyển đến tận gia đình người quá cố một
cách nhanh nhất và trang trọng nhất. Trường hợp gia đình chưa có điều kiện
nhận, thì tro cốt vẫn được an vị tại trụ sở ban chỉ huy quân sự quận huyện,
được thực hiện các nghi thức tưởng niệm nghiêm trang.
Đại tướng Phan Văn Giang,
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
nhấn mạnh, với tinh thần “Coi chống dịch là nhiệm vụ chiến đấu trong thời
bình”, cán bộ, chiến sỹ toàn quân luôn sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ,
hỗ trợ các địa phương, nhân dân phòng, chống dịch COVID-19 với một trách nhiệm,
niềm tin, và đặc biệt với tinh thần người chiến sĩ, tinh thần của Bộ đội Cụ Hồ,
để giúp nhân dân khắc phục những hậu quả an ninh phi truyền thống đang xảy ra ở
mọi miền của Tổ quốc. Đây là những điều mà Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng,
người chỉ huy quân đội cảm thấy rất tự hào, yên tâm khi giao nhiệm vụ cho chiến
sĩ của mình./.
NHẬN BIẾT TIN GIẢ, THÔNG TIN XUYÊN TẠC SỰ THẬT
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Ma Ngọc
Thời
gian qua, cùng với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 thì diễn biến vi rút
tin giả cũng nguy hiểm không kém không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên
thế giới đều phải đối mặt với tin giả. Trong tiếng Anh, “fake news” thường được
dùng để chỉ những thông tin bịa đặt, sai lệch, xuyên tạc sự thật. Trên thực tế,
để xác định một tin tức là tin giả dựa trên những đặc điểm nhất định như nguồn
tin, người tạo ra thông tin, nội dung tin tức, cách mà công chúng tiếp nhận tin
tức và điều gì là động lực thúc đẩy công chúng chia sẻ những tin tức đó.
1. Đặc điểm nhận
dạng tin giả, thông tin xuyên tạc sự thật.
Có
thể nhận thấy có 3 nhân tố cơ bản trong việc hình thành và lan truyền tin giả,
tin sai lệch, xuyên tạc sự thật.
Thứ nhất, thông qua thông điệp truyền đi. Tin giả thường được
xây dựng dựa trên sự kiện nóng, là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Nhờ vậy,
tin tức giả được lồng ghép những yếu tố hư hư thực thực, so sánh khiên cưỡng áp
đặt khiến công chúng khó có thể phát hiện được thật giả, thậm chí càng đễ dàng
chiếm được niềm tin đối với công chúng. Những thông điệp được truyền đi trong
những tin tức giả luôn sử dụng những ngôn từ và nội dung gây sốc, gây hoang
mang cho dư luận xã hội và lợi dụng phản ứng rất mạnh mẽ của công chúng về các
vấn đề liên quan trực tiếp đến an sinh xã hội, đến sức khoẻ, tính mạng và quyền
lợi của người dân. Ví dụ như tin giả thêu dệt nguyên nhân cái chết của quân
nhân Trần Đức Đô là do “bị đánh”, tin giả “bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ để
cứu mẹ con sản phụ” đều có những yếu tố “hư cấu”, “giật gân”. Gần đây, một số
trang chống phá Việt Nam thêu dệt nên câu chuyện so sánh tình hình khủng hoảng
chính trị ở Afganixtan với “Sài Gòn 1975”. Đây là sự so sánh áp đặt thô thiển
với ý đồ nham hiểm giữa 2 sự kiện khác nhau hoàn toàn về bản chất hòng lan
truyền nhận thức sai lệch về lịch sử kháng chiến cứu nước của Việt Nam và sự
kiện lịch sử hào hùng 30/4 – dấu mốc giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất
hoàn toàn đất nước của Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Thứ hai, động cơ của các đối tượng sản xuất loại tin tức giả
này có thể vì mục đích tài chính, chính trị hay hạ uy tín của cá nhân, tổ chức
một cách có chủ đích. Thậm chí, có những trường hợp, các đối tượng tạo ra tin
tức giả chỉ đơn giản để được nổi bật, thu hút sự chú ý, tăng tương tác trở
thành một “hot Facebooker” hoặc một “hot Youtuber”… Dù với mục đích gì thì
những hệ quả mà tin tức giả gây ra lại ảnh hưởng đến nhiều nhóm đối tượng khác
nhau trong xã hội. Trong đó có những hệ quả nghiêm trọng, thậm chí gây nguy
hiểm đến tính mạng con người.
Thứ ba, việc phát tán tin giả có chủ đích phá hoại công
cuộc phòng, chống Covid-19 chủ yếu vào việc kích động vùng miền, chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc; tung tin sai sự thật về hiệu quả của các
loại vaccine COVID-19, xuyên tạc chính sách phân bổ, cung cấp vắc xin
của Chính phủ, việc sử dụng Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19;
diễn biến dịch bệnh tại điểm nóng như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền
Nam; xuyên tạc về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và các địa
phương; bôi nhọ cấp ủy, chính quyền các cấp; kêu gọi tích tích trữ lương thực,
thực phẩm, vật tư y tế, gây hoang mang trong các cộng đồng dân cư… Nhất là
việc xuất hiện nhiều thông tin xấu độc cùng số lượng lớn các video clip “tự
phát” được phát tán tràn lan đã gây hoang mang, tác động tiêu cực đến tâm trạng
xã hội…
2. Sự lan truyền tác
hại của tin giả, thông tin xuyên tạc sự thật
Những
đặc điểm và tính năng của truyền thông xã hội và mạng xã hội đã giúp cho các tổ
chức, người sử dụng mạng xã hội (Facebook, Twitter, Youtube…) có thể tiếp cận
thông tin một cách dễ dàng hơn.
Nhưng
cũng chính những đặc điểm đó lại khiến tin tức giả ngày càng được phát tán một
cách rộng rãi hơn. Chỉ cần một người dùng đăng tải một thông tin giả, ngay lập
tức hàng trăm bạn bè có thể tương tác với thông tin đó bằng việc thích (like),
chia sẻ (share), bình luận (comment), đánh dấu thẻ (tag) bất kỳ ai vào chủ đề
đó và nâng lượng tiếp cận thông tin đó lên cấp số cộng, số nhân.
Chưa
kể, nếu người dùng đó là một người nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng nhất định tới
công chúng thì sự phát tán ngày càng mạnh mẽ. Đây chính là khả năng lan toả
thông tin nhanh chóng của truyền thông xã hội.
Có
rất nhiều người sử dụng mạng xã hội để phát tán thông tin dưới dạng tin nhắn,
hoặc đăng trong các hội/nhóm (kín, bí mật). Chính vì tính năng này mà một thông
tin sai sự thật khi được đăng tải trên các hội nhóm sẽ có thể tiếp cận được số
lượng người khổng lồ trong một vài phút khiến những thông tin giả được phát tán
một cách nhanh chóng hơn.
Vì
sự nguy hiểm của tin giả, thông tin sai sự thật và tác hại khôn lường của nó có
thể khiến một người bị “làm nhục”, mất hình ảnh, danh tiếng, một doanh nghiệp
lao đao đối mặt với phá sản, nó có thể gây tâm lý hoang mang ảnh hướng cản trở
phòng, chống dịch bệnh Covid-19…
Thiết
nghĩ, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm hơn, mạnh tay hơn đối với các đối
tượng đăng tin giả, thông tin sai lệch, xuyên tạc sự thật để răn đe, ngăn ngừa
nạn tin giả và tác hại xã hội của nó.
Nhưng
trước khi cơ quan chức năng can thiệp thì “mình cứu mình trước”. Vì chính lợi
ích của bản thân mình và tránh gây thêm tác hại xã hội, người dùng khi tiếp
nhận thông tin trên Internet, mạng xã hội cần nâng cao ý thức cảnh giác, kiểm
chứng nguồn tin, nhất là khi đó là tin “nóng”, gây “sốc”, khi nó có nguy cơ gây
hại tới uy tín, danh dự, lợi ích của một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thì
việc cần thiết phải đặt câu hỏi thông tin đó từ đâu, do cơ quan nào hay cá nhân
nào phát đi, do ai truyền đi, có đủ tin cậy không, có gì vô lý không, động cơ
đưa tin đó là gì?…
Tuyệt
đối cẩn trọng không like, share hay bất kỳ hình thức nào tiếp tay nối giáo cho
fake news. Vì một môi trường mạng lành mạnh, chúng ta nói không với fake news!
Chống tham nhũng phải triệt để
Trả lờiXóa