Chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngay từ khi nó hình thành đã
Đây là vấn đề lý luận
tổng quát, bao trùm các vấn đề, các lĩnh vực cụ thể của đổi mới và phát triển ở
nước ta. Nhận thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH góp phần làm sáng tỏ
những điểm cốt yếu của lý luận đổi mới theo định hướng XHCN, lý luận CNXH ở
Việt Nam. Thực tiễn qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhận thức của Đảng
ta về CNXH và con đường đi lên CNXH đã có những đổi mới căn bản so với quan
niệm truyền thống về CNXH theo mô hình Xô-viết trước đây, phù hợp với thực tiễn
của Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại. Nhận thức mới của Đảng về
CNXH và con đường đi lên CNXH biểu hiện trước hết là hệ mục tiêu của đổi
mới-đặc trưng tổng quát của CNXH ở Việt Nam.
Ngay từ Đại hội VI của
Đảng, Đảng ta đã xác định thực hiện đường lối đổi mới với mục tiêu: Dân giàu,
nước mạnh, xã hội văn minh. Kế thừa và phát triển mục tiêu trên, qua các kỳ đại
hội, thực hiện đường lối đổi mới, Đảng luôn đặt và giải quyết mối quan hệ giữa
dân giàu với nước mạnh ở vị trí hàng đầu. Đây là nền móng căn cốt, khởi đầu cho
tư duy mới về CNXH–một CNXH dựa trên sự giàu có; khác xa với tư duy giáo điều
một thời dị ứng với sự “giàu có”, coi giàu có là chủ nghĩa tư bản, sản phẩm của
chủ nghĩa tư bản; quan niệm đó xa lạ với tư duy phát triển hiện đại mà chúng ta
hướng tới trong Đổi mới.
Những mục tiêu nêu
trên của Đại hội VI có giá trị định hướng rất quan trọng với sự phát triển của
đất nước, mà sâu xa là phát triển tiềm lực sáng tạo của nhân dân, hướng mục
đích của Đổi mới vào việc phục vụ quyền lợi của nhân dân. Từ những bước đi ban
đầu và đem đến những thành công nhất định trong thực hiện đường lối đổi mới,
mục tiêu tổng quát luôn được Đảng ta phát triển, bổ sung, hoàn thiện phù hợp
với quá trình nhận thức và sự phát triển của xã hội, nhất là sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Tổng kết, đánh giá thành tựu sau 20 năm thực hiện đường lối
đổi mới, Đại hội X của Đảng khẳng định: 20 năm qua với sự nỗ lực phấn đấu của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc Đổi mới ở nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử... Nhận thức về CNXH và con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam đã được hình thành trên những nét cơ bản.
Kiên trì thực hiện,
chủ động nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, đến Đại hội XI của
Đảng, Đảng ta đã hình thành hệ thống quan điểm lý luận về CNXH và con đường đi
lên CNXH ở Việt Nam. Hệ thống quan điểm trên chính là 8 đặc trưng của xã hội
XHCN được đề cập một cách cụ thể trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), bao gồm: “Xã hội, XHCN mà
nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất phát triển hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp
quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có
quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Cùng với 8 đặc trưng
trên, Đảng ta cũng đồng thời xác định 8 phương hướng xây dựng CNXH. Phương
hướng đó chính là con đường, phương thức xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đặc biệt,
Đảng nêu rõ 8 mối quan hệ lớn cần phải nhận thức đúng và giải quyết tốt, bao
gồm: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN; giữa phát triển lực
lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; giữa
tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội; giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; giữa độc lập tự chủ và hội nhập
quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
Những mối quan hệ đó
có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thế, một hệ thống toàn diện,
thống nhất trong thực hiện sự nghiệp Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó
chính là những quy luật, những tính quy luật mà công cuộc Đổi mới, xây dựng
CNXH ở Việt Nam tất yếu phải tuân theo để đạt đến mục tiêu cao nhất: Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nhận thức mới về CNXH
và con đường đi lên CNXH của Đảng ta còn được thể hiện trên lĩnh vực lý luận
trong đổi mới kinh tế, mà điểm cốt yếu, quan trọng nhất chính là xây dựng, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó còn là lý luận về đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, giải
quyết các vấn đề xã hội trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta. Đó còn là hệ
thống lý luận về xây dựng nền dân chủ, Nhà nước pháp quyền XHCN và đổi mới hệ
thống chính trị; hệ thống lý luận về phát triển văn hóa, xây dựng con người mới
XHCN; về quốc phòng-an ninh, đối ngoại và về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Từ những nét khái quát
nêu trên, có thể khẳng định và là minh chứng về sự phát triển đường lối đổi mới
của Đảng. Sự phát triển đường lối đổi mới của Đảng chính là thành tựu nổi bật
nhất, bao trùm nhất trong thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo. Chính nhờ có đường lối đúng đắn, phù hợp, không ngừng được bổ sung,
hoàn thiện qua từng kỳ đại hội, Đảng đã lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội,
phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giành được những
thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử, được thế giới ghi nhận. Việt Nam đã
và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và bạn bè trên thế
giới...
XUAN NAM
Việt Nam đang đi rất đúng hướng
Trả lờiXóa