Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…).
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ
thông tin, hình thức thể hiện của tự do ngôn luận đã có sự biến đổi lớn.
Internet và mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức thể
hiện quyền tự do ngôn luận. Sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó đôi khi còn mạnh mẽ
hơn cả báo chí truyền thống và các loại hình truyền thông khác.
Thực
tế thời gian qua cho thấy, không chỉ các thế lực phản động, thù địch mà một số
cán bộ, đảng viên, nhà báo, người sử dụng mạng xã hội đã và đang lợi dụng, cố
tình hiểu sai quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc tình hình đất nước. Cụ thể, trong
khi cả nước ta nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19, lại có những người lợi dụng tình
hình để tuyên truyền sai trái, lan truyền thông tin thiếu kiểm chứng, gây hoang
mang dư luận. Các đối tượng này ngụy tạo bức tranh sai lệch về tình hình dịch
bệnh tại Việt Nam, phát tán tin giả, tin không chính xác nhằm gây tâm lý sợ hãi
cho cộng đồng, gây nghi ngờ, mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Không những vậy, nhiều đối tượng còn cố tình thông tin tiêu cực khiến người dân
lo sợ, đổ xô đi mua khẩu trang, lương thực tích trữ, dẫn đến tình trạng “găm”
hàng, “thổi” giá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch… Gần
đây nhất, khi UBND thành phố Hà Nội yêu cầu người ra đường phải có giấy đi
đường và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp danh
sách người lao động của đơn vị cần lưu thông trên đường, kèm theo phương án sản
xuất, kinh doanh bảo đảm các yêu cầu và quy định về phòng, chống dịch gửi đến
UBND cấp phường, xã để được xác nhận thì nhiều người đã đăng tải hình ảnh, bài
viết mang tính châm chọc, trong khi chính họ thừa nhận rằng nếu không làm tốt
giãn cách xã hội thì việc phòng, chống dịch khó đạt hiệu quả mong muốn, thông
tin này vẫn được không cá nhân chia sẻ trên mạng xã hội.
Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh mạnh mẽ
với việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng. Trách nhiệm này
không chỉ thuộc về các cơ quan chức năng có liên quan mà là nhiệm vụ chung của
các cấp ủy Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Do đó mỗi cá nhân cần nhận thức rõ
vai trò, trách nhiệm của mình, đồng thời, luôn nhận thức đúng trước những thông
tin mang tính sai lệch nói chung, những thông
tin lợi dụng quyền tự do ngôn luận nói riêng trên các kênh thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần thường xuyên theo dõi,
khảo sát, đánh giá, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật
giúp quản lý hiệu quả, vừa phù hợp với các quy tắc điều chỉnh hành vi trong
sinh hoạt xã hội và cộng đồng, vừa theo kịp sự phát triển của mạng xã hội; chủ
động nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các cơ quan
truyền thông, cán bộ, đảng viên để phản bác luận điệu sai trái, nhất là trong
bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa