Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào, là quyền lợi và trách nhiệm cao cả, thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam yêu nước đối với các thế hệ tiền nhân, đối với lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; góp phần giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để nhân dân ta an tâm sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; là điều kiện để phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII, XIII của Đảng, Đại hội X, XI của Đảng bộ Quân đội. Đó là ý chí quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước.
Hiện nay, bên cạnh ý chí quyết tâm, thái độ chính
trị đúng đắn đối với các chủ trương, chính sách đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo,
sáng suốt của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng thiết tha của nhân dân và Quân đội
ta về việc giữ gìn mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển với các quốc
gia, dân tộc láng giềng và các nước trong khu vực nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ
quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, song trên thực tế còn xuất hiện không
ít những nhận thức lệch lạc, thậm chí có những quan điểm sai trái, đối lập với
chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta về vấn đề nêu
trên. Điều đó đã gây thêm khó khăn trong việc gìn giữ hòa bình, hợp tác, phát
triển, làm căng thẳng, phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông; phá hỏng môi
trường hòa bình, ổn định và các điều kiện thuận lợi mà chúng ta phải rất khó
khăn mới tạo ra được, làm cho một bộ phận ngư dân băn khoăn, lo lắng, thiếu an
tâm bám biển, làm ăn, sinh sống, không dám và không muốn vươn khơi xa; không
dám khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Để đấu tranh làm thất bại các quan
điểm sai trái, phủ nhận quan điểm, đường lối của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển,
đảo hiện nay, cần thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau đây:
Trước hết, chúng ta cần phải hết sức bình tĩnh,
xem xét thấu đáo các chiều cạnh của nó. Phải thấy rõ những ý kiến, quan điểm
này là hoàn toàn không đúng đắn, nó trái với đường lối, quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Phải nhận thức rõ, đây
là những loại ý kiến của những người không muốn cho đất nước ta có sự ổn định,
đổi mới và phát triển; các loại ý kiến, quan điểm nêu trên chỉ “mượn gió bẻ
măng” để trục lợi theo kiểu “đục nước béo cò”. Có cả những loại ý kiến của
những người trực tiếp gây nên tranh chấp vừa qua trên vùng biển, đảo của Việt
Nam, nay ngụy tạo, ẩn mình, hùa theo các thế lực thù địch để “gây rối”, “thử
phản ứng của Đảng, Nhà nước”, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước. Qua đó, nắm bắt thực lực quốc phòng của ta để kích động những người
có quan điểm đối lập, bất mãn với chế độ, vu khống rằng, lãnh đạo Việt Nam đã
bị giới cầm quyền Nước ngoài mua chuộc, bị thuần phục bởi những người đội mũ đỏ
của Nước ngoài nên “đội mũ ni che tai” để Nước ngoài gây sự lớn ở Trường Sa và
Hoàng Sa mà không dám “lên tiếng phản đối”, để mặc Nước ngoài đùa giỡn trên
Biển Việt Nam như “ao nhà của họ” một cách bất hợp pháp.
Thứ hai, phải làm cho mọi người dân thấy rõ:
Biển, đảo Việt Nam có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, cũng như mối quan hệ giao thương hàng hải, đối với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu và
là vấn đề mang tính cấp bách hiện nay, là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị, của mỗi người dân. Phát huy sức mạnh tổng hợp - sức mạnh của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế, đẩy mạnh đấu
tranh trên mặt trận chính trị, ngoại giao và pháp lý, nhất định chúng ta sẽ bảo
vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Thứ ba, phải nắm vững và không ngừng tuyên
truyền, làm rõ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, nhất là bảo vệ chủ quyền biển, đảo
hiện nay - chủ trương nhất quán giải
quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc
tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về Quy
tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đồng thời, tăng cường phát triển quan
hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, vận dụng tổng hợp các biện pháp
chính trị, ngoại giao, dư luận, pháp lý và quân sự trên tinh thần “dĩ bất biến,
ứng vạn biến”, kiên trì nguyên tắc, đồng thời xử lý các vấn đề cụ
thể một cách bình tĩnh, chủ động, mềm dẻo, linh hoạt, không để bị mắc mưu và
khiêu kích của Trung Quốc cũng những sự kích động, chống đối của các thế lực
thù địch và thế lực cơ hội. Trước sau như một, Đảng và Nhà nước ta chủ trương
phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền
tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc kết hợp chặt chẽ các
hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong
quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo; phát triển kinh tế biển phải gắn với quản
lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển, đảo; giải quyết các bất đồng,
tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, tôn trọng nhau, bình đẳng cùng có
lợi.
Thứ tư, phải
tận dụng, khai thác và phát huy hết khả năng của các lực lượng, phương tiện báo
chí, phát thanh, truyền hình của Đảng, Nhà nước, Quân đội và các lực lượng vũ
trang vào mặt trận đấu tranh tư tưởng, văn hóa, làm cho nhân dân và các lực
lượng vũ trang, nhất là Quân đội không chỉ nhận thức đúng, ngày càng tin tưởng
sâu sắc vào đường lối, chủ trương, chính sách quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc nói
chung và bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng mà còn tích cực tham gia một cách
sâu rộng, thiết thực và hiệu quả vào cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay. Phải tạo ra được
một thế trận tiến công tư tưởng, văn hóa liên tục và rộng khắp, có sự hợp đồng
“quân binh chủng” chặt chẽ, cùng tiến đánh và làm thất bại các quan điểm sai
trái đó. Phải thấy rằng, đây là một hướng mũi tiến công rất lợi hại của chúng
trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
nội bộ ta; cản trở sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân
ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung,
bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng có thành công hay không, tùy thuộc một
phần rất quan trọng vào công tác tuyên truyền, đấu tranh làm thất bại các quan
điểm sai trái, phản động mà chúng ta đã và đang triển khai, nghiêm túc thực
hiện.
Công tác tuyên truyền biển, đảo cần bám sát thực tiễn tình
hình, không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên
truyền phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng, đồng thời tận dụng có
hiệu quả các phương tiện kỹ thuật và chú trọng mở rộng phạm vi tuyên truyền. Có
sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các địa phương; phải
có sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ từ Trung ương tới cơ sở về nội dung và
phương pháp tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền phải đa dạng và phong phú trên
các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế, lồng ghép chặt chẽ
giữa các hoạt động đối ngoại, chính trị, kinh tế, quân sự, quốc phòng, an ninh…
Thứ năm, các cơ quan lãnh
đạo và chỉ đạo công tác báo chí tuyên truyền, học viện, nhà trường, viện nghiên
cứu trong Quân đội, nhất là các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị
vừa phải tập trung xây dựng cho được lực lượng đấu tranh tư tưởng, văn hóa,
tuyên truyền giỏi; vừa phải trực tiếp tham gia, mỗi người là một cán bộ giỏi về
đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, vạch trần các luận điệu giả dối,
quan điểm sai trái, độc hại trên vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Đối với công tác tuyên truyền và đấu tranh tư tưởng, văn
hóa góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay, cần lưu ý một số
vấn đề sau đây: Biển
Đông có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong khu vực châu Á – Thái
Bình Dương. Chính vì vậy, làm chủ hoàn toàn Biển Đông hoặc bảo vệ an toàn hàng
hải trên Biển Đông không phải chỉ là mong muốn của một quốc gia mà có rất nhiều
quốc gia đưa vào trong chiến lược khu vực, toàn cầu của họ. Đây thực sự là tâm
điểm của một cuộc chiến địa chính trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà nguy
cơ xung đột, chiến tranh và cơ hội hợp tác, hòa bình phát triển là không thể dự
lường, đoán định chính xác. Cho nên, bất cứ một quan điểm nào, của ai, của nước
nào đưa ra cũng xuất phát từ quyền lợi, lợi ích quốc gia, dân tộc của họ; không
thể có quan điểm, động cơ khách quan một cách hoàn toàn. Vì vậy, cần phải biết
kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa hợp tác và đấu tranh trong đấu tranh tư
tưởng, văn hóa; biết tranh thủ, ứng xử một cách khôn khéo, kéo họ về phía ta,
“thêm bạn bớt thù”, xây dựng một mặt trận đồng thuận với đường lối, chủ trương,
kế sách giải quyết của Đảng, Nhà nước ta; không để mất quyền tự quyết dân tộc
trong giải quyết các vấn đề biển, đảo của Việt Nam.
Trên
khu vực, Việt Nam đang có nhiều mối quan hệ cấp đối tác chiến lược với
Indonesia, với Nhật Bản… Đặc biệt có đối tác chiến lược toàn diện với Nga… thì
đâu là mối quan hệ khiến Nước ngoài lo ngại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến
chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” của họ? Phải chăng khi Mỹ trở thành
đối tác toàn diện và bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, mối quan hệ
tăng lên từ chiều sâu đến chiều rộng thì khiến Nước ngoài lo sợ? Hoàn toàn
không phải như vậy. Vì lợi ích chiến lược của họ trong khu vực và vì lợi ích
quốc gia, dân tộc, các nước lớn và cả Mỹ đang có lợi ích quốc gia toàn cầu, dù
có đối đầu với Nước ngoài, muốn bao vây, kiềm chế Nước ngoài ở Biển Đông… nhưng
vẫn sẵn sàng hợp tác với Nước ngoài. Vì thế khi cần, các nước lớn, cả Mỹ vẫn
sẵn sàng lấy mối quan hệ với Việt Nam để mặc cả với bất kỳ quốc gia nào, kể cả
Nước ngoài để tính toán thiệt hơn, ít nhiều về lợi ích quốc gia, dân tộc.
Vấn
đề liên minh quân sự, không phản ánh đúng lập trường quan điểm, đường lối và
chính sách quốc phòng chính nghĩa, hòa bình và tự vệ của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay. Những tư tưởng, quan điểm “dẫn dụ” theo kiểu “câu nhử dử mồi” lôi kéo
Việt Nam liên minh quân sự với nước này hoặc các nước khác để chống Trung Quốc
là hoàn toàn không phù hợp với Việt Nam hiện nay. Vì đại cục, vì sự ổn định và
phát triển lâu dài, cùng có lợi giữa hai quốc gia, dân tộc Việt Nam và Trung
Quốc, trước mắt phải làm rõ và phê phán các quan điểm sai trái, không phù hợp,
không có thiện ý này.
Những
quan điểm, tư tưởng có lợi ích cục bộ, lợi ích ngành, lĩnh vực, địa phương, cá
nhân mà quên đi lợi ích của quốc gia, dân tộc, đi trái với quan điểm, đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, gây phương hại
đến quốc phòng, an ninh vào vệ chủ quyền, lợi quốc gia, dân tộc trên đất liền
cũng như trên biển, đảo của Tổ quốc cũng là một vấn đề cần phải nghiên cứu. Đấu
tranh một cách kiên quyết, có tình, có lý, song phải hết sức bình tĩnh, khéo
léo, tránh sơ hở, không để kẻ địch lợi dụng, “phản đòn”, tạo cớ kích động thêm
trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, văn hóa.
Nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ
quốc trong thời gian tới là rất nặng nề, đòi hỏi phải thường xuyên quán triệt,
nắm vững các quan điểm của Đảng, tổ chức triển khai thực hiện chủ động, sáng
tạo trong thực tiễn ở mọi cấp, ngành và toàn dân; phát huy cao nhất vai trò
nòng cốt của quân đội trên mặt trận đấu
tranh tư tưởng, văn hóa, làm thất bại các quan điểm sai trái về chủ quyền biển,
đảo, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong
giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam./.
Chúng ta không nên tin các tổ chức thù địch; chúng chỉ xuyên tạc để chống phá Việt Nam mà thôi
Trả lờiXóa