NTH
Lợi dụng cái gọi là “Ngày Tự do báo chí thế giới 03/5”, trên các trang mạng của tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã đăng tải nhiều thông tin có nội dung xuyên tạc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần tỉnh táo, nhận diện và kiên quyết đấu tranh làm thất bại những luận điệu xuyên tạc đó, nhằm bảo đảm quyền tự do thông tin của mỗi người và khẳng định tính cách mạng, khoa học của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong 96 năm qua.
Trở lại lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam ra đời được
đánh dấu bằng sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập “Báo Thanh niên” ngày
21/6/1925. Báo Thanh niên là tiếng nói của tổ chức “Việt Nam Thanh niên cách
mạng đồng chí hội”, đã góp phần giương cao ngọn cơ cách mạng Việt Nam, nói lên
ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của dân
tộc Việt Nam theo con đường của Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn “độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội” ngay từ năm 1930. Trải qua 96 năm, báo chí cách mạng
Việt Nam đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, quyền tự do báo chí đã
được hiến định rõ tại Điều 25 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông
tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do phá luật quy
định”(1). Trên thực tế, cùng với quyền tự do, dân chủ trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội, quyền tự do báo chí, ngôn luận ngày càng được thể hiện đầy đủ. Vậy
mà, các thế lực thù địch lại tung ra những luận điệu xuyên tạc rằng: “Việt Nam
đã tước đoạt quyền tự do phát biểu, tự do thông tin của người dân”; “vi phạm
trầm trọng quyền tự do báo chí”… Đây là những luận điệu rất phản
động, nhằm gây nhiễu thông tin, vu khống, xuyên tạc trắng trợn quyền tự do
thông tin, báo chí của công dân Việt Nam.
Bởi vì, ở Việt Nam chẳng có sự “tước đoạt” nào cả, mà chỉ
có sự hướng về nhân dân, vì nhân dân với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của
Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt với tinh thần liêm chính, kiến tạo, phát triển của
Chính phủ với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, để tiến tới mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, phấn đấu đến giữa thế
kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Về quyền tự do phát biểu, tự do thông tin, ở nước ta không những
không bị “tước đoạt”, mà quyền này được phát huy dân chủ rộng rãi, từ trong
nguyên tắc hoạt động của các tổ chức, đến thực hiện quyền dân chủ của người dân
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhất
là trong tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình các kỳ đại
hội, đều được xin ý kiến đóng góp đầy đủ, rộng khắp của các tổ chức đảng các
cấp, Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã
hội, các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân. Trong kỳ Đại hội
lần thứ XIII của Đảng, đã có hàng triệu ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các
tầng lớp nhân dân đóng góp vào các văn kiện trình Đại hội. Quá trình diễn ra
Đại hội, các phiên khai mạc, bế mạc và nhiều phiên họp quan trọng của Đại hội
Đảng lần thứ XIII được Đài truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp để cho
toàn thể nhân dân được theo dõi, tiếp thu và lĩnh hội những quan điểm, chủ
trương của Đảng. Sau Đại hội, toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
được quán triệt nhanh và học tập, triển khai Nghị quyết Đại hội. Điều đó cho
thấy, không chỉ “ý Đảng, hợp lòng dân”, mà quyền tự do phát biểu, tự do thông
tin ở Việt Nam được bảo đảm đầy đủ, chứ không phải như các thế lực thù địch rêu
rao rằng “Việt Nam đã tước đoạt quyền tự do phát biểu, tự do thông tin của
người dân”; “Việt Nam vi phạm trầm trọng quyền tự do báo chí”!
Trước sự xuyên tạc trắng trợn của các thế lực thù địch,
chúng ta càng phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động
báo chí và bảo đảm quyền thông tin của mọi công dân trước pháp luật. Tiếp tục
nghiên cứu, nắm chắc luật báo chí, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mỗi
công dân. Trên cơ sở đó, quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trên
lĩnh vực thông tin, báo chí, phát ngôn bảo đảm đúng pháp luật. Đồng thời, nâng
cao cảnh giác cách mạng, nhận diện và kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch lợi dụng vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí để xuyên tạc,
vu khống trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền ở nước ta.
Hiện nay, trên MXH bọn phản động đã tung nhiều thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần hết sức tỉnh táo và đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa