-PVL-
Đã lâu lắm rồi tôi mới lại đọc một bài viết của một người trước đây là “cán bộ nhà nước”, nói như dân gian vẫn gọi là những người “cơm dân, áo Đảng” nhưng nay đã quay đầu ngược lại với lý tưởng trước đây mình đã chọn, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của số đông người dân Việt Nam. Người tôi muốn nhắc tới là Phạm Chí Dũng - tác giả của bài viết “Làn gió mới lướt qua xã hội dân sự Việt Nam” được đăng tải trên BBC Tiếng Việt ngày 10 tháng 7 năm 2014 và hiện nay tiếp tục được tán phát, “tung hô” trên Internet và các trang mạng xã hội.
Phải thừa nhận là bài viết cũng có “nghề” nếu xét về văn phong, ngữ nghĩa,
câu từ. Điều này âu cũng là lẽ thường tình, vì một người đã từng được Đảng, Nhà
nước, nhân dân tin tưởng, nuôi dưỡng, đào tạo, sử dụng suốt một thời gian dài
và đã từng là niềm hy vọng của nhiều người, ít ra là những người thân của chính
ông và có học vị tiến sĩ.
Tuy nhiên, càng đọc, càng suy ngẫm mới thấy giọng điệu, ý đồ của tác giả
bài viết sao mà hằn học, thù địch, phiến diện, một chiều đến vậy (!). Nếu quả
thực ông ta ủng hộ cho dân chủ, nhân quyền, cho tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tự do dân tộc, tôn giáo, vì lợi ích của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam thì
sao lại viết thiếu trách nhiệm, thiếu lương tâm, thiếu thực tế khách quan đến
vậy? Tôi xin trích nguyên văn lời của một người có học vị Tiến sĩ như thế này: “Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn
Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng
“Thật không thể tin nổi!”. Những ráng xuân bị lặng dập trong chốn lao tù cũng
là những mùa xuân nở hoa ngoài đời...”.
Cha ông ta đã rất tinh tế khi nói rằng: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại
ngoại” (một ngày trong tù bằng ngàn năm ở bên ngoài) quả là chí lý. Những người
vốn bị giam giữ trong tù mà được trả tự do thì ai mà không vui cho được. Đó là
một lẽ rất thường tình mà chẳng phải chỉ riêng ở Việt
Để được Chính phủ Việt Nam xét xử công khai, công bằng, chính xác và được
trả tự do như Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ,… không phải là vì Chính phủ Việt Nam
bị áp lực từ bên ngoài, nhất là Bộ Ngoại giao, Thượng viện, Hạ viện Hoa Kỳ; hay
là do tác động xã hội từ cái gọi là “Xã hội dân sự” gì đó ở Việt Nam. Mà bởi
lẽ, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách khoan hồng, nhân văn cho
những con người vốn được coi là có trí tuệ, có học vấn nhưng bị lầm đường, lạc
lối, bị dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và sự
kỳ vọng của người thân, truyền thống của gia đình nhưng vẫn có cơ hội sửa chữa
hoặc chí ít ra cũng chưa đến mức phải loại ra khỏi cuộc sống cộng đồng. Những
sai lầm của họ đã được pháp luật xét xử công khai, trừng trị thích đáng, và
nhất là trong số họ có người đã tự nghiệm ra những sai lầm của mình và thừa
nhận trước pháp luật, trước cộng đồng.
Cuối bài viết, ông Phạm Chí Dũng tỏ ra lạc quan với các gọi là “xã hội
dân sự” ở Việt Nam khi cho rằng: “câu
chuyện đơm hoa kết trái của xã hội dân sự không phải là cổ tích”, “Rõ là xã hội
dân sự ở Việt Nam đang hình thành những tiền đề của nó. Một cách nào đó, có thể
so sánh giai đoạn này ở Việt Nam với thời kỳ bắt đầu xuất hiện Công đoàn đoàn
kết ở Ba Lan vào những năm 70, hay phong trào “Hiến chương 77” ở Tiệp Khắc cuối
thập kỷ 70”. Đọc đến đây thì ai cũng dễ dàng nhận thấy ông đang quá mơ hồ,
quá thiếu khách quan, không thiện chí và lộ rõ ý đồ chính trị đen tối khi nói
về đất nước mình, quê hương mình trước bàn dân thiên hạ. Bất kỳ ai đến Việt Nam
hôm nay cũng dễ dàng nhận thấy đất nước này đang “thay da đổi thịt” từng ngày,
môi trường chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, vị thế và uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế tăng lên không ngừng; đặc biệt các quyền con người, quyền công
dân, các quyền tự do, tín ngưỡng của người dân được tôn trọng và bảo vệ, được
hiến định cụ thể rõ ràng trong Hiến pháp và pháp luật.
Song cần lưu ý rằng, ở đất nước nào cũng vậy, luật pháp phải được thượng
tôn để duy trì ổn định và quyền lợi cho số đông người dân. Không thể có một thể
chế chính trị nào, một quốc gia nào, thời đại nào mà không có những hạn chế,
thậm chí là khuyết điểm và ở Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Nhưng điều quan
trọng là Đảng, Bác Hồ, người dân Việt Nam đã tự nguyện lựa chọn con đường phát
triển đi lên của mình theo cách của mình và đã thực hiện được sứ mệnh cao cả là
giải phóng dân tộc, đưa đất nước đến tự do, độc lập, đưa nhân dân đến bên bờ
hạnh phúc như ngày hôm nay - điều mà nhiều người, nhiều tổ chức, đảng phái trước
đây không thể nào làm được.
Không có một tương lai nào cho cái gọi là “Xã hội dân sự” ở Việt Nam,
không thể có tương lai cho những con người sinh ra trên mảnh đất này, lớn lên,
trưởng thành từ dân tộc này, được chế độ này nuôi dưỡng, trở che từ hôm qua mà
hôm nay vẫn cứ vẩn vơ theo đuổi một ảo vọng xa vời tận đẩu tận đâu, đi ngược
lại lợi ích của quốc gia, dân tộc và tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Luật
pháp Việt Nam là nghiêm minh, nhưng luôn rộng mở, khoan hồng với những con
người lầm đường, lạc lối sớm thức tỉnh cơn mê và nhận ra những sai lầm của mình
và thực tâm muốn trở về với cộng đồng, với nguồn cội, với lương tri. Tuy nhiên,
luật pháp và dư luận xã hội, người dân Việt Na cũng không hề nhu nhược, không
nhượng bộ hay khoan hồng cho những kẻ có tình chống phá sự nghiệp này, đất nước
này thêm một lần nữa. Hãy cứ thử thêm một lần tuyên truyền, chống phá cách
mạng, chống phá lợi ích của dân tộc, của người dân Việt Nam thêm một lần nữa sẽ
thấy thế nào là sức mạnh của luật pháp, của chính nghĩa, của cộng đồng dân tộc
Việt Nam và dư luận xã hội, điển hình là các vụ kích động, tụ tập đông người,
gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hủy hoại tài sản nhà nước và
công dân ở một số địa phương, nhất là tại tỉnh Bình Thuận những ngày tháng 6 năm
2018 khi Quốc hội khóa XIV thảo luận Luật Đặc khu, Luật An ninh mạng và cố
nhiên các hành động sai trái này đã và đang bị lên án, bị xử lý nghiêm minh. Và
chắc chắn rằng không có cơ hội thứ hai cho những kẻ phản bội, thù địch, hay mùa
xuân “đang nở hoa”, của “xã hội dân sự” ở Việt Nam như những người như ông Phạm
Chí Dũng đang hằng mơ tưởng, huyễn hoặc và tuyên truyền xuyên tạc, mỵ dân. Hãy
là “những công dân thông thái”, nghiên cứu sâu, quan sát kỹ, có “trái tim nóng
và cái đầu lạnh”, nhìn vào thực tế một cách khách quan để thấy rõ điều này!
Cần phải xử lý thật nghiêm bọn phản động chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước
Trả lờiXóa