Ngày 27/4/2021, Việt Nam đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư với sự xuất hiện của biến chủng mới B1617 có nguồn gốc từ Ấn Độ có tốc độ lây lan rất nhanh. Biến chủng này đã và đang càn quét đất nước đông dân thứ hai trên thế giới với hàng trăm nghìn ca nhiễm và hàng nghìn ca tử vong mỗi ngày.
Đợt dịch lần này khác hẳn so với các đợt dịch trước về
tính chất và phạm vi. Mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm từ các đợt dịch trước,
song sự bùng phát tại các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang là cực kỳ phức
tạp, khiến cho công tác bảo đảm, ứng phó chống dịch của Việt Nam gặp rất nhiều
khó khăn.
Tuy nhiên, ngay khi xuất hiện dịch trở lại, Chính phủ
Việt Nam đã chủ động đưa ra các giải pháp ứng phó quyết liệt, đẩy nhanh tốc độ
truy vết, khoanh vùng, dập dịch. Tập trung cao nhất mọi nguồn lực hỗ trợ các địa
phương có dịch về nhân lực, trang thiết bị y tế; có chiến thuật hợp lý trong
chống dịch, đã chuyển từ “phòng ngự”, “chạy theo” dịch sang chủ động “tiến
công”, trong đó xác định yếu tố quyết định để đẩy lùi dịch bệnh là “5K+Vaccine”.
Từ kinh nghiệm rút ra từ những đợt dịch trước, lần này
Chính phủ thực hiện phân cấp, phân quyền trong chống dịch với phương châm Trung
ương không làm thay tỉnh, tỉnh không làm thay huyện, huyện không làm thay xã,
xã không làm thay thôn, xóm…đồng thời gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp
ủy, chính quyền địa phương trong phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, năng lực xét nghiệm cũng được nâng cao.
Nếu như các lần chống dịch trước, một ngày Việt Nam chỉ xét nghiệm được vài
chục mẫu thì trong đợt dịch lần này một ngày Việt Nam có thể xét nghiệm hàng
trăm ngàn mẫu với đa dạng các loại hình xét nghiệm như xét nghiệm chuyên sâu Realtime
RT-PCR kết hợp gộp nhiều mẫu trong một sinh phẩm xét nghiệm, đồng thời với việc
test nhanh tìm kháng nguyên, kháng thể Covid-19…
Với hành động khẩn trương, quyết liệt, sự vào cuộc của
cả Hệ thống chính trị và toàn dân, đến nay dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát,
không xuất hiện các ổ dịch mới, có 8 địa phương bước vào ngày thứ 14 không xuất
hiện ca nhiễm mới. Hiện tại, công tác chỉ đạo chống dịch tập trung vào hai điểm
nóng là Bắc Ninh và Bắc Giang, song không vì thế mà sao nhãng công tác phòng
chống dịch tại các địa phương khác chưa có dịch hoặc mức độ dịch chưa cao.
Bên cạnh mặt trận chống dịch thì yếu tố quyết định và
mang tính chiến lược lâu dài vẫn phải là Vaccine. Nhận thức được điều này, ngay
từ cuối năm 2019 khi bắt đầu xuất hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên, Chính phủ đã
chỉ đạo Bộ Y tế tích cực đàm phán tìm nguồn Vaccine mua từ nước ngoài, đồng
thời đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất trong nước. Đến nay chúng ta đã đàm phán
thành công và dự kiến trong năm 2021 sẽ mua và tiếp nhận khoảng 130 triệu liều Vaccine.
Hiện tại, Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia có năng lực đang tiến
hành nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng Vaccine giai đoạn 2, chuẩn bị thử nghiệm
giai đoạn 3 và nếu khả quan cuối năm 2021 sẽ sản xuất được Vaccine phòng
Covid-19 để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Những thành quả đạt được của Việt Nam trong phòng, chống
dịch Covid-19 được cả thế giới ghi nhận, ngưỡng mộ, lấy đó làm mô hình để học
tập, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phòng chống dịch với thế giới. Điều đó đã khẳng
định năng lực tổ chức, điều hành của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự quyết tâm
đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong thực hiện mục tiêu kép
vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội đã cho thấy tính ưu việt của chế
độ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng. Đó còn là những câu trả lời xác đáng cho
những tiếng “thét gào” lạc lõng, những “cái tát lòe đom đóm mắt” vào những “bộ
mặt” giả tạo, xấu xa của các thế lực thù địch phản động đang tìm mọi thủ đoạn
hòng xuyên tạc, phủ định sạch trơn thành quả chống dịch của Việt Nam.
Cuộc chiến chống dịch bệnh này đã thể hiện rõ nét tinh thần yêu nước của mọi người dân Việt Nam
Trả lờiXóa