PC
Sau khi phiên bản tiếng anh của bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mang tên: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam (A number of theoretical and practical issues on socialism and the path to socialism in Vietnam) được công bố rộng rãi nhiều kiều bào và bạn bè quốc tế đã có những liên hệ rất cụ thể trong thực tế cuộc sống để thấy được rõ hơn xã hội mà sự phát triển thực sự về con người là như thế nào.
Dainel Nguyễn Hoài Tiến là một bạn trẻ
người Mỹ gốc Việt đã có hơn 10 năm cùng sống, cùng ở với đồng bào dân tộc miền
núi tại Lào Cai để thực hiện các dự án cộng đồng. Được chứng kiến những kết quả
rất thiết thực của chính sách giao đất, giao rừng của Đảng và Nhà nước với bà
con dân tộc, anh Tiến cho rằng đó là một ví dụ rõ ràng cho CNXH như trong bài
viết của Tổng Bí thư đã nhấn mạnh xây dựng một XH mà trong đó sự phát triển là
thực sự vì con người .
“Việc bà con dân tộc được giao đất đai
để cùng quản trị bảo vệ, phát triển rừng là một chính sách rất tiến bộ vì nền
tảng văn hóa, bản sắc dân tộc gắn liền với sinh thái của họ. Đó là cơ sở để họ
tạo ra sinh kế thoát nghèo. Một ví dụ như là bên Hoa Kỳ, người da đỏ ở đó bị
tách ra khỏi vùng đất truyền thống của họ dồn vào những nơi họ không quen thuộc
cứ tưởng là nâng cao cuộc sống cho họ nhưng thực chất đã làm mất đi bản sắc,
mất đi tư liệu sản xuất khiến họ nghèo dần đi. Còn tại Việt Nam, chính sách
giao đất, giao rừng xuất phát từ suy nghĩ sâu xa, sự phát triển thực sự vì con
người và đã đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo từ Đổi Mới
đến nay” – Danial Nguyễn Hoài Tiến.
“Khi lần đầu tiên tôi đến Việt Nam năm
1984 trong vai trò phóng viên, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển
nghèo nhất trên thế giới. Hơn 80% người dân Việt Nam sống dưới mức nghèo theo
chuẩn của Liên hiệp quốc. Nhưng chỉ gần 20 năm sau đó, tôi trở lại trên cương
vị một nhà ngoại giao con số 80% đó đã được giảm xuống còn 9%, chưa có một nước
đang phát triển nào trên thế giới đạt được thành tích ngoạn mục như vậy những
điều Việt Nam làm được trong vòng 20 tới 30 năm thì nước Đan Mạch tôi phải mất
tới 200 năm mới làm được như vậy.
Trong đợt dịch thứ 3, khi cơ sở tại
huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương bị cách ly xã hội, chúng tôi hết sức khó khăn,
nhưng chính quyền đã không khoanh tay làm ngơ trước những vấn đề của chúng tôi
mà họ tính một cách an toàn nhất trong điều kiện nghiêm ngặt để chúng tôi có
thể vận chuyển được hàng. Tôi nghĩ rằng họ không phải làm điều đó vì tôi hoặc
cho tôi một đặc ân nào đó họ làm điều đó vì chính người dân của họ đó cũng là
tinh thần vì dân toát lên rất rõ” – Thomas Bo Pedersen, Giám đốc điều hành Công
ty Mascot tại Việt Nam và Lào.
Hiện nay Chủ nghĩa Tư bản nhất là ở một
số nước Tư bản phát triển đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học
và công nghệ, có sự điều chỉnh nhất định về sở hữu, an sinh xã hội làm cho diện
mạo của Chủ nghĩa tư bản khác nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, CNTB không thể
khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản, vốn có của nó. Đại dịch Covid-19 cũng đã
bộc lộ nhiều khủng hoảng về y tế.
“Các nước tư bản phương tây rất khó để
huy động được hệ thống y tế của họ để cùng tham gia chống dịch. Thực tế này xảy
ra tại các nước như Mỹ và Canada mà chính phủ không có khả năng can thiệp được.
Việc chống Covid ở Việt Nam hoàn toàn khác hẳn, hệ thống của Việt Nam có thể
huy động được sự tham gia của mọi người trong việc chống Covid. Đại dịch này đã
cho thấy chính phủ nào thực sự do dân, vì dân, được dân đồng tình ủng hộ và đi
theo để chống dịch, để phát triển kinh tế.
Bài viết của Tổng bí thư cũng là lời
kêu gọi đối với toàn dân, kiều bào như chúng tôi trong việc thấy được tính ưu
việt của con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội để cùng đóng góp phần của mình vào
việc xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường Chủ nghĩa Xã hội” TS. Nguyễn Đài
Trang, Giám đốc Hội đồng Thương mại Canada – Việt Nam.
Trong đại dịch Covid-19, những thành công đạt được trong việc hỗ trợ người dân chăm lo sức khỏe, phát triển kinh tế, ổn định đời sống đã minh chứng rằng ở Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau. Xét về một bình diện lớn hơn, các thành tựu phát triển chỉ thực sự trọn vẹn ý nghĩa khi mang lại lợi ích thiết thân cho người dân, lúc đó Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đúng đắn và chân chính của Chủ nghĩa Xã hội.
Thế giới đều ca ngợi bài viết của TBT Nguyễn Phú Trọng
Trả lờiXóa