Trong thời đại bùng nổ thông tin, nhất là trước tác
động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tình trạng phát ngôn bừa bãi
diễn ra khá phức tạp. Không
chỉ đơn giản là nói cho sướng miệng, đáng ngại nhất là tình trạng phát ngôn bừa
bãi, tung tin thất thiệt, bóp méo sự thật, vu khống, đặt điều nhằm ý đồ xấu,
hoặc xuất phát bởi động cơ cá nhân, sự ích kỷ trong lối sống... Tình trạng trên
càng trở nên nguy hiểm khi không ít người mắc bệnh a dua, hùa theo những phát
ngôn bừa bãi ấy. Căn bệnh này sẽ càng trở nên nguy hiểm khi các thế lực thù
địch, phản động lợi dụng để xuyên tạc, bóp méo sự thật, kích động, mua chuộc,
lôi kéo tập hợp lực lượng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Vì vậy mỗi người chúng ta cần hết sức cẩn
trọng trong mỗi phát ngôn, mỗi bài viết khi tung lên các phương tiện truyền
thông xã hội. Trước mỗi phát ngôn, mỗi hành vi, sự việc nghe được, bắt gặp
trong đời sống, mỗi người chúng ta trước khi bày tỏ thái độ, quan điểm cần có
sự suy xét, nhìn nhận và lý giải cho thấu đáo, để ứng xử nhân văn và không đánh
mất mình. Mặt khác, mỗi người bằng các công cụ có sẵn hoàn toàn có thể điều
tiết được các mối quan hệ của mình trên MXH để sàng lọc, chia sẻ, bình luận
trong chừng mực nhất định. Khi mọi người tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc
thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các
thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá. Đây cũng chính là phương
cách để mỗi người chúng ta góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống các quan
điểm sai trái trên không gian mạng.
BNĐ
Căn bệnh a dua sẽ càng trở nên nguy hiểm khi các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để xuyên tạc, bóp méo sự thật, kích động, mua chuộc, lôi kéo tập hợp lực lượng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Trả lờiXóa