Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

CÁCH CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID – 19 CỦA VIỆT NAM VỚI CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

 


Mỗi lần tôi trao đổi tin tức với gia đình ở châu Âu, cả hai bên đều rất ngạc nhiên khi biết tình hình của nhau. Cha mẹ đã tròn mắt bởi tôi dùng từ ''bùng phát'' khi nhắc về đợt dịch mới nhất. ''Vậy hôm nay bao nhiêu ca mới?'', họ hỏi. ''Mấy chục'', tôi lo lắng nói. ''Bên đây mỗi ngày hàng nghìn ca mà'', cha mẹ tôi kinh ngạc khi nghe kể về phương thức truy vết các ca bệnh, và các phản ứng phong tỏa thần tốc. Họ "không thể tin nổi" khi tôi kể rằng ở Việt Nam, cả một đoạn phố, khu dân cư và thị xã có thể bị phong tỏa vì ''duy nhất'' một ca F1.

Cách tiếp cận như vậy thật xa lạ với nhiều nước. Theo nhiều khảo sát, châu Âu có tỷ lệ người từ chối vaccine cao nhất thế giới. Những người này hoài nghi về tác dụng của vaccine, tin vào những thông tin sai lệch và thuyết âm mưu tràn lan trên mạng. Tôi cảm thấy buồn vì thế giới vẫn rạn nứt. Nhiều nơi không có vaccine mà tiêm trong khi nhiều nơi thì ngược lại.

Chính phủ và người dân Việt Nam đang dồn hy vọng vào vaccine. Tất nhiên vaccine là vũ khí rất quan trọng, nhưng tôi cho rằng, sự đồng lòng, ý thức tự giác của mỗi người có ý nghĩa quyết định không kém gì vaccine. Bởi, hôm nay, tất cả chúng ta đang rất gần với virus, không ai biết trước mình sẽ là F mấy. Chỉ cần hồn nhiên phát tán một giọt bắn trong thang máy, ở siêu thị, chúng ta thành người góp phần lây lan bệnh.

Trong khi chờ có đủ vaccine cho mọi người, tôi vẫn ủng hộ phương án cách ly tại cơ sở y tế và tự giác cao độ với quy tắc phòng dịch. Trái lại với nhiều nước phương Tây đã có vaccine, tôi và bạn bè nước ngoài vẫn cảm thấy may mắn vì được sống ở Việt Nam thời điểm này.

1 nhận xét:

  1. Cuộc chiến chống dịch bệnh này đã thể hiện rõ nét tinh thần yêu nước của mọi người dân Việt Nam

    Trả lờiXóa