Trong
thế giới hiện thực, mối quan hệ giữa người với người luôn tồn tại hai hiện tượng
song hành đó là thật và giả. Thật và giả tồn tại khách quan, hiện hữu trong mọi
không gian và thời gian của xã hội loài người. Thật, giả có lúc rất rõ ràng, dễ
nhận biết, nhưng cũng có lúc lẫn lộn, rất phức tạp, khó nhận biết. Trong cuộc sống,
nếu không nhận diện và phân biệt được thật, giả, con người không thể cải tạo
thiên nhiên, làm chủ xã hội. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển bùng nổ,
đặc biệt là sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông, nhất là internet và
mạng xã hội, vấn đề phân biệt thật giả nói chung và tin thật, tin giả nói riêng
ngày càng trở thành vấn nạn với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tin giả
(Tiếng Anh: Fake news) là những thông tin sai sự thật, được tán phát dưới vỏ bọc
tin tức. Những tin giả kiểu xuyên tạc có ở tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... song chúng thường xuất
hiện khi có những sự kiện chính trị, xã hội quan trọng như Đại hội Đảng,
bầu cử, họp Quốc hội, các chính sách, luật pháp mới ban hành, hay các hiện
tượng "nóng", gây tranh cãi trong đời sống hiện thực, chẳng hạn thiên
tai, dịch bệnh, các vụ việc vi phạm pháp luật...
Đặc biệt,
trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu đã,
đang tiếp tục triệt để lợi dụng, khai thác tính lan tỏa của internet và mạng xã
hội nhằm đưa các thông tin xấu độc, giả mạo, kích động bạo lực, kêu gọi hình
thành các hội nhóm trái phép, lực lượng chính trị đối lập hoạt động đối trọng với
Đảng, kích động hận thù dân tộc; bôi nhọ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, mục tiêu làm chuyển biến, thay đổi nhận thức chính trị, không phân biệt
được thông tin thật và giả, dần dần tin vào những thông tin giả mạo, xấu độc dẫn
đến mất niềm tin vào cuộc sống, xa rời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước,
với nhiều thủ đoạn.
Nghiêm
trọng hơn, đối tượng mà chúng hướng đến là giới trẻ, đối tượng đang trong giai
đoạn mà sự phát triển về cả sinh lý, tâm lý có nhiều những biến động và thiếu
tính ổn định. Chúng dần dần dẫn dắt, định hướng những tư tưởng xấu độc, dẫn tới
nhận thức lệch lạc mà đi theo con đường mà chúng đã bày ra.
Chúng
khai thác lỗ hổng bảo mật của các website, cổng thông tin điện tử để sửa chữa,
chèn thêm đường dẫn (link) đăng tải nội dung, thông tin giả mạo, xấu độc, làm
sai lệch bản chất thông tin, làm người đọc mơ hồ mất cảnh giác, từ đó thúc đẩy
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tác động đến tư tưởng, đạo đức và
lối sống, tâm tư, tình cảm của các giai tầng xã hội;
Trước mối đe dọa của nạn tin giả, Luật An ninh mạng
của Việt Nam cũng như các điều luật tương tự của nhiều quốc gia trên thế giới
đã đưa ra những chế tài nghiêm khắc. Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua
vào tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, trong đó quy định cấm các
“thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động
kinh tế, xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi
hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác”.
Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, việc đăng tin không đúng sự thật vẫn là tình trạng phổ
biến hiện nay, và diễn biến ngày càng phức tạp. Do vậy, để đấu tranh phòng, chống
tin giả trên không gian mạng đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành, các
lực lượng cũng như mỗi người dân với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong
đó tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về các kĩ
năng phân biệt tin thật, tin giả. Phổ biến hơn nữa các kênh thông tin chính thống
trên báo chí để định hướng dư luận, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho
người dân. Đồng thời nêu cao trách nhiệm trong quản lý, kiểm tra, xét duyệt
chặt chẽ các thông tin trước khi cho đăng tải, tránh xảy ra những sai sót để
các đối tượng lợi dụng tán phát tin giả.
Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động trên không gian mạng
để kịp thời phát hiện, xử phạt, có biện pháp xử lý răn đe, “mạnh tay” hơn đối với
việc phát tán thông tin giả mạo, sai sự thật. iện tại, nhiều nước trên thế
giới đã ban hành những đạo luật riêng để xử lý tin giả, trong đó Nghị viện Đức
ngày 30-6-2017 đã thông qua một dự luật nhằm xử lý các phát ngôn gây thù hận,
các tài liệu phạm tội và các tin tức giả trên các mạng xã hội. Theo đó, các nền
tảng mạng xã hội phải xóa bỏ các nội dung kể trên trong vòng 24 giờ sau khi nhận
được thông báo, nếu không sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 50 triệu euro.
Ba là, Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các quy định quản lý để
doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam
phải tuân thủ pháp luật, phong tục tập quán của Việt Nam, tôn trọng chủ quyền,
lợi ích, an ninh quốc gia và lợi ích của người sử dụng theo hướng chấp hành
nghiêm pháp luật gắn với kinh doanh hiệu quả, minh bạch.
Cuộc chiến
chống lại những thông tin giả mạo có lẽ sẽ còn trường kỳ, chưa thể đi đến
hồi kết. Do đó, những người dùng mạng xã hội nên trở thành những “người đọc
thông thái” bằng cách luôn cập nhật các nguồn tin chính thống cũng như phát triển kỹ
năng cần thiết để kiểm chứng, đối chiếu thông tin khi đối mặt với “cơn bão” tin
giả tràn lan trên không gian mạng hiện nay.
CHU VUI
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa