Trước tình hình đại dịch COVID-19
diễn biến phức tạp, khó lường ở một số tỉnh, thành trong nước, các đối tượng cơ
hội chính trị, phản động lợi dụng tình hình trên để phát tán nhiều bài viết
trên các mạng phản động, nội dung xuyên tạc công tác chỉ đạo phòng dịch của
Chính phủ và các bộ, ban, ngành, địa phương; tuyên truyền sai sự thật về việc
tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, cho rằng tiêm vắc- xin “không có sự công bằng”; vu
cáo Đảng, Nhà nước “không quan tâm” người dân trước đại dịch; kích động người
dân không tin vào chính quyền. Điển hình như: Đối tượng Song Chi phát tán bài
“Đại dịch COVID-19, còn hơn cả chiến tranh thế giới thưa ba”; đối tượng Nguyễn
Ngọc Chu phát tán bài “Việt Nam đang quá chậm trên con đường miễn dịch cộng
đồng”; đối tượng lấy tên Út Sài Gòn phát tán bài “Thế nào là bung, là toang
Có thể nói rằng, những thông tin sai
lệch, thiếu căn cứ khoa học được các đối tượng tung ra trong tình hình dịch
COVID-19 đã để lại những hậu quả xấu đối với xã hội. Về mặt khách quan, những
thông tin bịa đặt sẽ gây hoang mang, dao động trong nhân dân về công tác phòng,
chống dịch của Chính phủ; gây ra sự kỳ thị, xói mòn uy tín của các cơ quan chức
năng đang làm nhiệm vụ, đặc biệt những thông tin xuyên tạc đó có ảnh hưởng lớn
đến danh dự, nhân phẩm của một số cá nhân hoặc tổ chức đang làm nhiệm vụ phòng
chống dịch…
Với sự phát triển mạnh mẽ của
internet, với một “rừng” các thông tin trên mạng xã hội, youtube… mỗi người dân
nói chung, lực lượng vũ trang nói riêng cần tỉnh táo, thận trọng trong tiếp
nhận thông tin, chia sẻ thông tin. Cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất: cảnh giác trước các thông tin tuyên truyền sai sự thật
về tình hình COVID-19. Ngoài ý thức chấp hành các quy định của Chính phủ về
công tác phòng, chống dịch, sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về việc:
Tránh tụ tập nơi đông người; hạn chế tối đa ra ngoài; luôn luôn đeo khẩu trang
và giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất là 2m; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
và dung dịch sát khuẩn; thường xuyên vệ sinh nhà cửa; thực hiện khai báo y tế,
cập nhật tình hình sức khỏe theo đúng quy định của Bộ Y tế thì người dân cần
nâng cao tinh thần cảnh giác trước những thông tin bịa đặt, không đúng về tình
hình dịch bệnh. Kịp thời báo với lực lượng Công an khi phát hiện thông tin sai
sự thật về tình hình dịch bệnh đăng tải trên không gian mạng.
Thứ hai: Tiếp nhận thông tin một cách khoa học, có chọn lọc,
việc tiếp cận nguồn thông tin ở những trang không chính thống, thiếu cơ sở khoa
học có thể gây nên tình trạng “ngộ nhận”, hiểu sai lệch về tình hình dịch
COVID-19. Về vấn đề này, Bộ
Công an đã khuyến cáo người dân khi
tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông
tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin
xuyên tạc, giả mạo. Cụ thể:
1- Kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem
thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng
cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra.
2- Kiểm tra tên miền của trang mạng
đăng tải thông tin, thường nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường
là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền
Việt Nam “.vn”.Các trang mạng chính thống của cơ quan tổ chức Nhà nước có tên
miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang.
Đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã
được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích
xanh). Người dân nên quan sát và phân biệt rõ các trang mạng xã hội chính thống
và các trang giả mạo.
3- Kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung
để suy ngẫm xác định thông tin thật hay giả; tin tức giả hay bị lỗi chính tả
hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa,
cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi; tìm các
tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối
chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực.
4- Lựa chọn thông tin đăng tải, chia
sẻ từ những trang mạng xã hội nên tiếp cận các luồng thông tin chính thống;
không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh
phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân tộc hoặc bôi nhọ, xúc
phạm danh dự của tổ chức và cá nhân; thông tin trái với quan điểm của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp luật hoặc thông tin
mà chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chính xác của thông tin.
Thứ ba: Mỗi công dân cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đặc
biệt là Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1-1-2019. Trường hợp phát hiện
các hoạt động nghi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các cơ quan
chức năng để có biện pháp xử lý. Đẩy mạnh thông tin tích cực, có ý nghĩa trong
cuộc sống, đấu tranh, phê phán lên án hành vi sai trái vi phạm trên mạng xã
hội.
Để chung tay chống lại dịch bệnh
viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, bên cạnh nỗ lực của
lực lượng Công an nhân dân trong công tác đấu tranh xử lý các đối tượng vi
phạm, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, lên án những hành vi
tuyên truyền thông tin sai sự thật, góp phần loại bỏ thông tin tiêu cực, xây
dựng một không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho xã hội.
Chúng ta phải tích cực đấu tranh vạch trần bộ mặt nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa