PHỦ
NHẬN VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NHÀ NƯỚC - CHIÊU BÀI
XUYÊN SUỐT CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế nhiều
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân
là động lực quan trọng. Tuy nhiên, các thế lực thù địch đã vin vào những yếu
kém, khiếm khuyết của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, cho rằng: kinh tế
nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo, mà vai trò đó thuộc về kinh tế tư nhân,
đòi tư nhân hóa nền kinh tế, nhẹ hơn là nên bỏ cụm từ “kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo’’. Rõ ràng, quan điểm trên là hoàn toàn sai trái.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam có nhiều thành
phần kinh tế, chế độ và hình thức sở hữu. Song, sở hữu nhà nước và kinh tế nhà nước,
trong đó doanh nghiệp nhà nước là “nòng cốt”, giữ vai trò chủ đạo, là một trong
các yếu tố quan trọng bảo đảm cho nền kinh tế thị trường Việt Nam phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đổi mới, cùng với những thành
tựu chung của nền kinh tế, kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đã có bước
phát triển về quy mô tài sản, doanh thu, lợi nhuận nộp ngân sách nhà nước, vốn
đầu tư phát triển và năng suất lao động xã hội. Doanh nghiệp nhà nước đã trở
thành lực lượng nòng cốt để thực hiện vai trò quan trọng trong ổn định, tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra,
góp phần quan trọng trong bảo đảm quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực quốc
gia... Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng cho việc bảo
toàn và phát triển các nguồn lực vật chất của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế.
Kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là lực lượng chủ yếu hình thành các
trung tâm kinh tế, đô thị mới; là lực lượng đầu tư vào những lĩnh vực, các công
trình trọng điểm quốc gia, đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi chậm... Đồng thời,
kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là đội quân chủ lực trong hội nhập quốc
tế, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đóng vai trò tích cực trong
việc hạn chế những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn
cầu đến nền kinh tế nước ta… Một số người chỉ dựa vào những yếu kém, hạn chế của
doanh nghiệp nhà nước mà cho rằng, thành phần kinh tế nhà nước không thể giữ
vai trò chủ đạo; xác định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Việt Nam đã phải
trả giá đắt”. Từ đó, họ đòi hỏi xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước,
đòi tư nhân hóa hết doanh nghiệp nhà nước, “khuyên ta nên bỏ cụm từ” kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo”... Đây là những cách nhìn phiến diện, thiếu thực
tế.
Tóm lại,
những ý kiến phủ nhận đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước, hạ thấp vai trò của
kinh tế nhà nước, đề cao vai trò của kinh tế tư nhân, cổ vũ cho tư nhân hóa nền
kinh tế, tiến tới làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nước ta, là mưu
đồ rất nguy hiểm, cần cảnh giác với những âm mưu, thủ đoạn và những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” này.
-PQP-
Chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa