NHỮNG MÙA XUÂN CÓ BÁC!
Bác Hồ, lãnh tụ kính yêu của
Đảng, của dân tộc ta, là hiện thân sáng ngời của cách mạng và kháng chiến, của
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người đã có 24 năm cùng toàn dân và toàn
quân đón Tết, vui Xuân. Năm nào Bác cũng có thư hoặc thơ chúc Tết. Với dân tộc
Việt Nam, mùa Xuân không chỉ thể hiện sự giao mùa, sự kết thúc của một năm cũ
bước sang năm mới, mà mùa Xuân còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của
dân tộc.
Kể từ mùa Xuân đầu tiên nhân dân ta có
Đảng, ngày 03/02/1930 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và sự đồng
lòng, đồng sức của nhân dân, tổng khởi nghĩa Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 đã
thành công. Sự thành công này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ
nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc. Và, đó cũng là mùa Xuân độc lập đầu tiên nhân
dân ta được nghe thơ chúc Tết của Bác Hồ vào giao thừa năm Bính Tuất.
Và trong bài
"Mừng báo Quốc gia”, nhân Tết Độc lập đầu tiên, Người đã chúc nhân dân cả
nước:
"Tết
này mới thật Tết dân ta
Mấy
chữ chào mừng báo Quốc gia
Độc
lập đầy vơi ba cốc rượu
Tự
do vàng đỏ một rừng hoa
Muôn
nhà chào đón Xuân dân chủ
Cả
nước vui chung phúc cộng hòa”.
Lời chúc ấy thật
đơn sơ, mộc mạc nhưng thấm đẫm nghĩa tình với triết lý "Tết này mới thật
Tết dân ta”, chỉ một câu này thôi đã đủ cho ta thấy được ý nghĩa lớn lao của
cái Tết Độc lập đầu tiên của dân tộc. Từ đây, dân ta mới biết thế nào là tự do,
bình đẳng, bác ái.
Sau mùa xuân độc
lập đầu tiên của dân tộc, mùa xuân Bính Tuất 1946, cả dân tộc ta bước vào cuộc
trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong giai đoạn này vào mỗi độ xuân
về, Bác vẫn luôn làm thơ chúc Tết đồng bào cả nước. Những vần thơ chúc Tết,
chào đón mùa xuân của Bác luôn gieo vào lòng mọi người niềm tin thắng lợi của
ngày mai. Đó cũng là biểu hiện của tinh thần lạc quan cách mạng của người cộng
sản. Khi cách mạng gặp khó khăn hay khi gần thắng lợi, Bác luôn thể hiện một
niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp, Bác đã nói:
"Trường
kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi
Thống
nhất độc lập nhất định thành công”.
Mỗi người con Việt Nam lại không khỏi bồi hôi, sục sôi lòng
yêu nước trong từng câu thơ chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 của Bác như hiệu lệnh
tiến công:
"Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua
Thắng trận
tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc
thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!”!
Ngay sau giây phút Bác đọc thơ chúc Tết,
cả miền Nam tiến công nổi dậy như vũ bão, làm thay đổi tương quan lực lượng, buộc
Mỹ - ngụy chấp nhận cuộc đàm phán bốn bên ở Pa-ri. Đồng bào, chiến sĩ cả nước
ta những năm ấy, hầu như ai cũng thuộc thơ chúc Tết của Bác Hồ.
Xuân Kỷ Dậu (1969) là mùa Xuân thứ 79
của Bác Hồ, mặc dù đã linh cảm mình "sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin",
nhưng Tết năm đó, Người vẫn làm thơ chúc Tết rất phấn khích và hào sảng, rung động
trái tim đồng bào, chiến sĩ cả nước:
"Năm qua
thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền
tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập,
vì tự do
Đánh cho Mỹ
cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên
chiến sĩ, đồng bào
Bắc
Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!”.
Trải qua nhiều thăng trầm
của lịch sử, nhưng mỗi năm Tết đến, xuân về, toàn dân tộc ta vẫn rộn ràng niềm
vui, niềm tự hào “Mừng Đảng, Mừng Xuân”. Với mùa Xuân mới, toàn dân Việt Nam
nguyện phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh” như mong ước của Bác Hồ kính yêu./.
-NXS-
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa