MUỐN PHÁT HUY DÂN CHỦ CẦN PHẢI THỰC HIỆN ĐA NGUYÊN
CHÍNH TRỊ, ĐA ĐẢNG ĐỐI LẬP?
Hiện nay, có quan điểm cho rằng: ở
Việt Nam, để phát huy dân chủ cần phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập. Rõ ràng, quan điểm trên là hoàn toàn sai trái. Bởi vì, cả phương diện lý
luận và thực tiễn đã chứng minh rằng dân chủ không phụ thuộc vào chế độ một đảng
hay đa đảng mà phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền: đảng cầm quyền đó có
mang bản chất cách mạng, tiên phong hay không, có bảo vệ quyền và lợi ích cho
đa số nhân dân lao động hay chỉ cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.
Thực chất của quan điểm trên là âm mưu
thực hiện “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam.
Thực tiễn
lịch sử Việt Nam cho thấy, sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự
lựa chọn tất yếu của lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ và không bao
giờ tự ban cho mình quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, mà đó là nhiệm vụ mà
nhân dân Việt Nam tin tưởng giao phó. Ngay từ khi thành lập cho đến nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn là đội tiên phong, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, trung
thành với lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Với mô hình
nhất nguyên chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc đạt được
nhiều thành tựu to lớn: kinh tế không ngừng phát triển; đời sống chính trị - xã
hội ổn định; chế độ dân chủ được đề cao, được bảo đảm và ngày càng càng được thực
hành rộng rãi hơn, thực chất hơn; quyền và lợi ích hợp pháp của đông đảo nhân
dân được tôn trọng và bảo vệ; nhân dân Việt Nam đã trở thành người chủ thực sự
của đất nước.
Mặt khác, ở các nước
phương Tây, tại một giai đoạn chính trị nhất định cũng chỉ có một đảng thực chất
cầm quyền. Ở Mỹ, mặc dù có nhiều đảng nhưng chỉ có hai đảng luân phiên cầm quyền là
Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ. Những đảng này đại diện cho giai cấp tư sản thì
tất yếu phải hướng đến phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản chứ không thể là
một “chính quyền của tất cả mọi người” như các nhà lý luận của họ đã và đang
rêu rao. Thêm vào đó, cái gọi là “nền dân chủ Mỹ” thực chất là nền dân chủ của
nhà giàu. Dân chủ và không dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng, đa
nguyên, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chính đảng cầm quyền.
Tóm lại, quan điểm trên là luận điệu
xuyên tạc, hoàn toàn sai trái. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: “Không
phải có nhiều đảng thì dân chủ hơn, ít đảng thì ít dân chủ hơn, mỗi nước có
hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, điều quan trọng là xã hội có
phát triển không, nhân dân có được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc không và đất
nước có ổn định để ngày càng phát triển đi lên hay không? Đó là tiêu chí quan
trọng nhất”.
-H.S.P-
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa