Hội đồng Bầu cử Quốc
gia đã lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trải qua một quy trình 5 bước với
3 vòng hiệp thương chặt chẽ, dân chủ, cẩn trọng, không phân biệt, danh sách và
số lượng chính thức các ứng cử viên đã được công bố. Tuy nhiên, cũng chính vào
giai đoạn quan trọng này các thế lực thù địch luôn tận dụng mọi cơ hội để gia
tăng các hoạt động chống phá, tung ra các luận điệu sai trái đi ngược lại với
thực tế của cuộc bầu cử mà chúng ta đang tiến hành.
1. Những kẻ mang danh
"ứng cử viên độc lập" là nhằm phá hoại bầu cử. Vừa qua, Tổ chức Ân xá
Quốc tế đã ngang nhiên đưa ra những nhận định phi lý, thiếu thực tế về công tác
tổ chức bầu cử tại Việt Nam. Họ cho rằng: chính quyền Việt Nam đang tiến hành
đợt đàn áp mới với việc bắt giữ và truy tố các cá nhân mà tổ chức này gọi là
các “ứng cử viên độc lập”. Một loạt các trang báo thiếu thiện chí với Việt Nam
cũng lập tức theo sau nhận định phi lý này để tiếp tục xoáy vào chiêu bài người
tự ứng cử để xuyên tạc tình hình bầu cử tại Việt Nam, nhằm phá hoại cuộc bầu
cử. Một số đối tượng mới nộp hồ sơ tự ứng cử, chưa trở thành ứng cử viên nhưng
đã ngang nhiên lên mạng xã hội tự khoác cho mình cái áo của ứng cử viên đại
biểu Quốc hội để rầm rộ tổ chức các hoạt động gọi là tranh cử như: Đối thoại
với cử tri, tranh luận cùng các đối tượng bất mãn khác, liên tục bôi nhọ Đảng,
công kích chính quyền, nói xấu chế độ nhằm gieo rắc trong dư luận những quan
điểm lệch lạc sai trái, gây nhiễu loạn thông tin nhằm chống phá Đảng, Nhà nước,
phá hoại cuộc bầu cử của chúng ta.
Hành vi vi phạm pháp
luật của những kẻ núp dưới chiêu bài tự ứng cử nhằm phá hoại bầu cử đã quá rõ
ràng. Điển hình như: ngày 29/3, Công an Thành phố Hà Nội đã bắt tạm giam Lê
Trọng Hùng, về tội "tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Đây là người tự ứng cử và liên tục có những hành vi, phát ngôn phỉ báng chính
quyền, chống phá Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Trước đó, Công
an tỉnh Ninh Bình cũng đã bắt giữ đối tượng Trần Quốc Khánh, đối tượng mà nhiều
năm qua đã liên tục đăng tải trên mạng xã hội các bài viết xuyên tạc nói xấu
chính quyền… Bên cạnh đối tượng tự ứng cử bị bắt vì vi phạm pháp luật, một số
người tự ứng cử khác bị loại vì không đủ tiêu chuẩn và có không ít trong số đó
có mưu đồ xấu. Họ biết chắc mình khó trở thành ứng cử viên nên chỉ chờ bị loại
để lấy cớ ăn vạ lu loa, bôi xấu quy trình bầu cử, chúng triệt để tận dụng cái
mã ứng cử viên độc lập bị loại để lên mạng rêu rao là bị phân biệt, rằng hệ
thống bầu cử Việt Nam thiếu minh bạch và không công bằng. Chiêu trò mượn áo tự
ứng cử của các đối tượng là nhằm phá hoại cuộc bầu cử của Việt Nam. Chúng cho
rằng đây là cơ hội tốt để gieo rắc những quan điểm sai trái, lệch lạc, đầu độc
dư luận, nhằm tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Việt Nam.
2. Công tác chuẩn bị
bầu cử và chọn lựa các ứng cử viên đã được tổ chức rất chặt chẽ và đúng luật
định, đảm bảo công bằng, khách quan. Theo Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại
biểu HĐND, công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội,
Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân ứng cử phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là
70 ngày trước ngày bầu cử. Người ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu
cử tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên. Sau khi nhận và xem xét hồ
sơ, nếu thấy hợp lệ theo quy định thì Ủy ban bầu cử chuyển hồ sơ ứng cử của
người ứng cử đến Hội đồng bầu cử quốc gia; chuyển danh sách trích ngang lý
lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử
đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, để đưa vào danh
sách hiệp thương lần thứ hai. Hội nghị Hiệp thương lần hai là để thỏa thuận,
lập danh sách sơ bộ những người ứng cử. Sau Hội nghị hiệp thương lần hai, người
ứng cử chưa phải là ứng cử viên chính thức bởi người ứng cử phải đảm bảo có sự
tín nhiệm của cử tri nơi công tác và nơi cư trú. Người ứng cử nếu không đạt sự
tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú
thì không đưa vào danh sách giới thiệu tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba. Hội
nghị Hiệp thương lần ba tiếp tục thảo luận, lựa chọn và thỏa thuận lập danh
sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử. Chậm nhất là ngày 28/4/2021 (25 ngày
trước ngày bầu cử): Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu
Quốc hội, HĐND các cấp.
Như vậy, quy trình ứng
cử đại biểu Quốc hội và HĐND ở Việt Nam hoàn toàn minh bạch, công khai và dân
chủ. Thế nhưng, những đối tượng chống đối vẫn cố tình tìm mọi cách để phủ nhận,
xuyên tạc, bôi nhọ công tác chuẩn bị bầu cử. Chúng biết rõ không thể đáp ứng
tiêu chuẩn trở thành ứng cử viên, nhưng chúng vẫn dùng thủ đoạn tự ứng cử với
mục đích lợi dụng thời cơ để đánh bóng tên tuổi. Càng chống phá quyết liệt thì
càng dễ nổi danh để nhận được sự chống lưng, tiếp sức của các tổ chức phản động
bên ngoài. Càng gần đến ngày diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và
đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù địch sẽ càng gia tăng
các hoạt động chống phá.
Từ thực tế trên, mọi
người dân Việt Nam trong và ngoài nước cần tỉnh táo tiếp nhận những thông tin
đúng, chính thống để giữ vững niềm tin và hành động đúng đắn, tránh rơi vào bẫy
của những luận điệu xuyên tạc, sai trái. Chúng ta cần kịp thời phát hiện, chủ
động đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để xuyên
tạc, vi phạm pháp luật, phá hoại cuộc bầu cử, góp phần vào thành công trong
ngày hội lớn của đất nước./.
Như Hùng
Mọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa