Bầu cử quan trọng thế nào? Hãy hỏi người
dân Palestine, họ khát khao bầu cử đến cháy bỏng và chấp nhận hy sinh tính mạng
vì điều này, có nhiều người dân Palestine ở Đông Jerusalem không thể tham gia
bầu cử do bị phía Israel ngăn cản. Sau hơn 15 năm, một cuộc bầu cử, một quyền
tự quyết, một chính quyền mới do người Palestine bầu ra vẫn “treo” và ở trong
một thì tương lai còn xa. Đại sứ Palestine tại Việt Nam, Saadi Salama, đã sống
và làm việc ở Việt Nam nhiều năm, từng có lần bày tỏ rằng, bầu cử ở Việt Nam là
một điều mà nhiều dân Palestine mong muốn.
Và hãy hỏi cả người dân Myanmar, cả phe
biểu tình và phe ủng hộ quân đội, rằng một cuộc biểu tình trong hòa bình, trong
sự trung thực, khó khăn đến mức như thế nào. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, giữa
các đảng phái chính trị, đã vùi dập Myanmar trong bao nhiêu thời gian qua, đến
nay, một cuộc bầu cử là điều mà toàn bộ người dân Myanmar hướng tới dù ở phe
phái nào, nhưng đó vẫn là một câu chuyện viễn tưởng ở thời điểm hiện tại.
Bầu cử, là quyền và nghĩa vụ, quyền và
nghĩa vụ phải luôn song hành, không một ai có quyền “chỉ đòi quyền” mà không
thực hiện nghĩa vụ.
Bầu cử, là lịch sử, là dấu hiệu của một
quốc gia, một dân tộc độc lập. Những năm tháng bầu cử Quốc hội khóa đầu, phần
lớn người dân khi ấy mù chữ và chỉ hiểu biết lờ mờ về “quyền” và “cách mạng”.
Vào thời khắc bầu cử khi ấy, thế hệ cha ông của chúng ta hiểu rằng, đây là lúc
mà người Việt phải vươn lên, bày tỏ quyền làm chủ, ủng hộ chính quyền cách
mạng, chúng ta không thể sống mãi một kiếp thuộc địa, không thể cứ để quân đội
và chính quyền thực dân ức hiếp và kiểm soát đất nước mãi được.
Việt Nam đã từng cơ hội thống nhất ngay sau
năm 1954 thông qua một cuộc Tổng tuyển cử cả nước, nhưng đã bị ngăn cản. Phải
mất một cuộc chiến đấu dài hơn 20 năm sau, hàng triệu sinh mạng ngã xuống, cho
một lần nữa, một cuộc bầu cử lịch sử diễn ra, bầu chọn ra Quốc hội, bộ máy của
chính quyền Việt Nam thống nhất vào năm 1976.
Bầu cử không hề tự đến với chúng ta, mà nó
là một cuộc kiếm tìm đánh dổi bằng máu, nước mắt, là một hành trình đấu tranh
gian khó bao nhiêu năm, là một dấu mốc đánh giá sự trưởng thành, sự độc lập, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc và quyền lợi của mỗi người dân.
Cuộc đời chúng ta có mấy nhiêu năm? Cứ 5
năm, chúng ta mới có dịp được đi bầu cử một lần, trong khi World Cup hay Euro
chỉ diễn ra 4 năm một lần. Bầu cử, là một dịp để chúng ta, người trẻ, người già,
người sống ở thành thị, người ở nông thôn, ở miền núi, hảo đảo, nhất trí hướng
về Tổ Quốc.
Đúng là không phải người dân nào cũng phải
thông thạo hết các ứng viên và bầu cử bằng sự hiểu biết 100%, nhưng hãy một lần
ra nơi bầu cử, đọc danh sách ứng viên, chọn ra người mà mình cảm thấy “hợp”
nhất. Vì việc nhét phiếu vào hòm phiếu, là lịch sử, là sự thừa hưởng từ những
thế hệ đi trước, với người trẻ, là một cột mốc đánh dấu sự trưởng thành, với
người già, thì đó là dấu ấn của kinh nghiệm và còn là sự tận hưởng, vì không
phải người dân của quốc gia nào cũng được may mắn “nhét phiếu vào hòm phiếu”./.
-Tuổi trẻ Miền Đông-
bài viết rất hay
Trả lờiXóa