Bài 3
Bác Hồ
nói về tham nhũng và chống tham nhũng
Căn cứ vào nhiều
bài nói, bài viết hiện có của Bác, cho thấy rằng tính chất và mức độ tham lam,
nhũng nhiễu gắn liền và sánh đôi với địa vị xã hội:
- Lúc còn hoạt động
bí mật và chưa có chính quyền, tức là chưa có địa vị xã hội, thì tham những
chưa là nguy cơ trực tiếp đối với cán bộ, Đảng viên, nên chỉ là tu luyện và đề
phòng.
- Lúc có chính
quyền tức là có quyền lực và quyền lợi, tuy bước đầu còn hạn chế, nhất là về vật
chất, nhưng Bác đã sớm nhận ra nguy cơ lợi dụng chức quyền để tư lợi từ việc nhỏ
đến việc lớn cho mình và cho gia đình mình. Trong thư “Gửi uỷ ban nhân dân các
cấp” giữa tháng 10-1945, Bác đã vạch ra 6 lầm lỗi chính phải tránh, trong đó lỗi
thứ ba là dùng của dân, của công để tiêu xài riêng: “ăn muốn cho ngon, mặc muốn
cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, tự hỏi tiền bạc ở đâu
mà ra? Thậm chí lấy của công làm việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức. Ông uỷ
viên đi xe hơi, rồi bà uỷ viên, cho đến các cô các cậu uỷ viên cũng dùng xe hơi
của công. Thử hỏi những hao phí đó, ai chịu?”
- Khi bước vào
xây dựng chủ nghĩa xã hội mới trên một nửa đất nước (miền Bắc), quyền hành và của
cải đã nhiều hơn trước cùng với chế độ quản lý, chế độ đãi ngộ mới ra đời, Bác
đã viết bài bài “Đạo đức cách mạng” đăng trên tạp chí Học tập, số tháng
12.1958. Trong đó, Bác đã coi chủ nghĩa cá nhân (trong đó tư lợi, tham ô, lãng
phí là rất nguy hại), là một trong 3 kẻ địch nguy hiểm của cách mạng (kẻ địch
nguy hiểm thứ nhất là chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc. Thói quen và truyền thống
lạc hậu là kẻ địch to; chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch thứ ba). Tư tưởng trên của
Bác là “sợi chỉ đỏ” của việc nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân cho cán bộ, đảng viên. Trong bài nói chuyện tại Đại hội III Đoàn thanh
niên Việt Nam ngày 24/3/1961 , Bác lại nhấn mạnh: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì
cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập
thể. “Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức
cách mạng, của chủ nghĩa xã hội”.
Như vậy, là từ
chỗ coi tư lợi, tham ô là nguy cơ cần ngăn chặn, là tội lỗi cần nghiêm trị đến
coi là kẻ thù cần trừng trị. Những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại
tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân”.
“Tội lỗi ấy cũng nặng như tội Việt gian, mật thám”, và trước lúc “đi xa”, trong
Di chúc, Bác lại lần cuối cùng để lại lời tâm huyết: “Đảng ta là một Đảng cầm
quyền. Mỗi một cán bộ, đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật
sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.
Lời cảnh báo và
nỗi trăn trở của Bác về nạn tư lợi tham ô, lãng phí, đã và đang là nỗi nhức nhối
của toàn Đảng và nhân dân ta; mà từ Đại hội VII của Đảng đã coi là một trong bốn
nguy cơ của nước ta; và nếu không ngăn chặn và khắc phục được sẽ là nguy cơ đe
doạ sự lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ xã hội ta. Tính chất và tác hại
nghiêm trọng của tham nhũng như Đảng ta chính thức xác định, có thể nói là đến
mức tột đỉnh rồi. Sau, Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII, công tác phòng chống
tham nhũng đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng là mới “có tác dụng nhất định
cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa”. Do vậy, cần quán triệt hơn nữa tư tưởng của Bác Hồ
về vấn đề cực kỳ hệ trọng này.
Chống tham nhũng
phải gắn với xây dựng Đảng và lành mạnh hoá bộ máy nhà nước. Đọc lại các bài
nói, bài viết của Bác Hồ, chúng ta thấm nhuần sâu sắc hơn cách đặt vấn đề của
Bác về mối quan hệ Đảng với cán bộ, đảng viên; cán bộ, đảng viên, nhà nước và
nhân dân; ý thức, tư tưởng, đạo đức cách mạng với pháp chế nhà nước. Từ đó, có
thể liên tưởng và xem xét lại đầy đủ hơn cách chống tham nhũng đã và đang tiến
hành.
Chống tham nhũng càng tốt thì đất nước càng phát triển mạnh mẽ
Trả lờiXóa