XUYÊN
TẠC CÔNG TÁC BẦU CỬ - THỦ ĐOẠN CŨ RÍCH CỦA
CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Binh chiến
Hiện nay, các phần tử, đối tượng cơ hội chính trị tăng cường xuyên tạc
công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026,
tăng cường hoạt động tuyên truyền chống phá, so sánh khập khễnh, xuyên tạc công
tác bầu cử trong Đảng ở Việt Nam.
Những luận điệu xuyên tạc
Bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn,
sâu sắc; qua đó cử tri cả nước bầu ra người đại diện chính đáng quyền dân chủ của
mình... Lợi dụng thời điểm này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị,
phản động tung ra các luận điệu xuyên tạc, sai trái hòng thực hiện mục tiêu “diễn
biến hoà bình” đối với cách mạng Việt Nam.
Các đối tượng tập trung
chống phá, hạ thấp vai trò, ý nghĩa của bầu cử đại biểu các cấp, tấn công,
xuyên tạc công tác cán bộ, công tác bầu cử ở nước ta. Một số trung tâm truyền
thông lớn “hà hơi, tiếp sức” tổ chức các chương trình “Hội luận”, “Hội nghị bàn
tròn”… tập hợp các phần tử phản động, “trí thức bất mãn”, các nhà “dân chủ cuội”
bàn luận, tuyên truyền xuyên tạc công tác bầu cử ở Việt Nam. Các tổ chức phản động
cũng thừa cơ tung lên, dẫn lại bài viết, tuyên truyền, tung tin giả, thất thiệt.
Chống phá công tác cán
bộ của Đảng nói chung và hoạt động bầu cử ở nước ta nói riêng, mưu đồ của các đối
tượng là gây chia rẽ nội bộ, làm cho Đảng ta, nhân dân ta “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” từ bên trong. Họ ra sức tuyên truyền, bịa đặt về các phe phái trong
Đảng, nhất là lợi dụng việc giới thiệu nhận sự, công tác bầu cử để xuyên tạc là
“sắp xếp”, “thanh trừng”, “mất dân chủ”, “bè cánh”, là “chuẩn bị ghế nhân sự”
cho các phe phái...
Không những thế, họ
cũng thường xuyên dựng chuyện, thổi phồng những sai lầm, thiếu sót của một số
cán bộ, đảng viên, qua đó gây hoang mang, dao động, tạo bức xúc trong dư luận
xã hội, kích động người dân gây mất an ninh, trật tự...; hạ bệ niềm tin, uy
tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, của cán bộ, phá vỡ khối đoàn kết trong Đảng, sự
đồng thuận của xã hội, chia rẽ Đảng với nhân dân, nhất là trước thềm bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Công cụ được họ triệt để
lợi dụng là truyền thông hải ngoại, mạng xã hội để lan truyền trên không gian mạng.
Họ “giật tít - câu khách” kính thích, đánh vào sự tò mò của nhiều người, từ đó
đưa ra phân tích nhận định, thông tin lệch lạc, hòng tạo nhận thức sai trái
công tác cán bộ, nhân sự là có sự “an bài”, “sắp xếp”, “thỏa hiệp”; cuối cùng
là rêu rao, xuyên tạc bầu cử trong Đảng, chế độ là mất dân chủ, độc đảng, độc
đoán, chuyên quyền, toàn trị. Ngoài ra, họ còn xuyên tạc, nói xấu, vu cáo, rêu
rao, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Họ thường phát
tán các thông tin, hình ảnh, clip giả tạo, sai lệch, biến không thành có, thật
giả lẫn lộn, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội.
Công tác bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 là dân chủ, khách quan
Luật số 85/2015/QH13,
ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực
tiếp và bỏ phiếu kín” (Điều 1).
Mặt khác, mọi công dân
Việt Nam đều có quyền ứng cử, đề cử vào các cơ quan Quốc hội, HĐND các cấp theo
quy định của Đảng, của Luật pháp Việt Nam. Với quy định chặt chẽ dựa trên
nguyên tắc cụ thể, rõ ràng như vậy thì bầu cử ở Việt Nam đảm bảo thể hiện đầy đủ
ý chí, nguyện vọng của đa số để lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đại biểu các
cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Thực tế, bầu cử ở nhiều
nước “dân chủ” đã thể hiện sự “bi hài chính trị”. Việt Nam chưa bao giờ có những
“tấn bi hài như vậy”. Cho nên, Việt Nam có đủ minh chứng sinh động phản bác các
luận điệu xuyên tạc, sai trái nói trên.
Mọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa