Thời gian
qua, các trang mạng và cá nhân phản
động, cơ hội chính trị, chống đối cực đoan như blog Tiếng dân, Chân trời mới Media,
Dân làm báo, các đối tượng Đỗ Ngà, đối tượng Lê Văn Đoành,…. đã lợi dụng công
tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2021 - 2026 để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” để chống phá Đảng, nhằm
chia rẽ khối đoàn kết giữa Đảng với nhân dân, chúng đưa ra chiêu bài “dân chủ”
với luận điệu rất xảo quyệt cho rằng: độc
đảng là độc tài, độc đoán, là thủ tiêu dân chủ, thủ tiêu động lực phát triển
đất nước.
Đa số các luận điệu xuyên tạc đều rêu
rao cho rằng: sự lãnh đạo một đảng ở Việt Nam mâu thuẫn với triết học Mác-xit,
bởi vì theo Mác; thượng tầng kiến trúc, phản ánh cơ sở hạ tầng. Khi nền kinh tế
Việt Nam đã phát triển theo theo nền kinh tế nhiều thành phần, thì đương nhiên
thượng tầng kiến trúc phải chuyển sang chế độ đa đảng. Theo họ, chỉ có chế độ
đa đảng thì người lãnh đạo mới “chính đáng”, và nền dân chủ tư sản phương Tây mới
là nền dân chủ lý tưởng ...
Tuy nhiên, những lời bịa đặt đó hoàn
toàn vô căn cứ, đầy sáo rỗng. Phải nói rằng,
Việt Nam là nước có một đảng lãnh đạo, nhưng không hề độc tài. Phải nhớ rằng,
bất kì một kiểu nhà nước nào cũng phải duy trì quyền lực nhà nước. Bản chất của
vấn đề là thực hiện quyền thuộc về thiểu số hay đa số, quyền lực đó bảo vệ lợi
ích đa số nhân dân hay thiểu số người trong xã hội. Nhà nước CHXHCN Việt Nam
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động, trấn ấp thiểu số phần tử phản
động nhằm duy trì quyền lực nhân dân, vì lợi ích nhân dân, bảo vệ thành quả
cách mạng để tiếp tục phát triển kinh tế, duy trì ổn định xã hội chứ không hề
dùng pháp luật hay quyền lực để đàn áp dân chủ.
Dưới sự lãnh đạo của một đảng là Đảng Cộng sản
Việt Nam thì vấn đề “dân chủ” thực sự được phát huy mạnh mẽ. Thực sự trở thành
cầu nối giữa Đảng với dân. Cụ thể: Trong những năm đổi mới, các dự thảo nghị
quyết của Đảng về các vấn đề quan trọng đều được đưa ra lấy ý kiến của mặt trận
và các đoàn thể chính trị xã hội, được đăng tải trên các báo chí để lấy ý kiến
của các tầng lớp nhân dân, trên mọi miền của Tổ quốc. Mọi công dân đều có quyền
tự chủ của mình trong sản xuất kinh doanh theo pháp luật, có quyền lao động và
hưởng thành quả lao động theo năng lực của mình. Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ thể hiện rõ nét qua các quy định được
nêu lên trong các bản hiến pháp: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân,
do dân, vì dân”. Quyền lực nhà nước thuộc về toàn dân chứ không hề nằm trong
tay một tổ chức, một nhóm hay một cá nhân nào. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ
của mình qua 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân có quyền tố cáo, khiếu
nại những người có hành vi vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền giải
quyết.
Nói tóm lại, qua hơn 30 năm đổi mới với
bao thăng trầm, quanh co của lịch sử, nền dân chủ XHCN luôn được phát huy rộng
rãi. Các hình thức dân chủ cả trực tiếp và gián tiếp từng bước được mở rộng.
Cùng với đó là các quy chế dân chủ ở cơ sở được ban hành, quyền dân chủ của
nhân dân từng bước được thể chế hóa trong các chính sách, pháp luật, các văn bản
dưới luật. Việc cải cách thể chế thủ tục hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước
đang được thực hiện mạnh mẽ. Hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
được đổi mới theo hướng ngày càng phản ánh được tiếng nói, nguyện vọng của nhân
dân. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng bám sát thực tiễn đời sống,
phản ánh kịp thời các vấn đề bức xức của đời sống xã hội.... Những thành tựu
phát huy dân chủ đó đã chứng tỏ một điều rằng; Đảng ta thường xuyên coi trọng
việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân hơn bất kỳ quốc gia đất nước nào trên
thế giới. Không như những lời bịa đặt bóp méo của các lực lượng phản động, hòng
mưu toan chia rẽ mối quan mật thiết giữa Đảng với dân.
NTH KT19
Chúng ta phải tích cực đấu tranh vạch trần bộ mặt nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa