Nhất Nhất
Trong bốn vị lãnh đạo tứ trụ của đất
nước, có lẽ ít ai thấy Chủ tịch nước thể hiện quyền lực của mình trên thực tế.
Vấn đề chế định Chủ tịch nước theo mô hình đại nghị theo hiến pháp năm 2013.Gọi là "chế định" bởi nó bao gồm tất cả những gì Hiến pháp và pháp luật quy định về nhiệm vụ và quyền hạn, chức năng của Chủ tịch nước.Chủ tịch nước chính là người nắm giữ quyền lực mềm, bao gồm các giá trị đạo đức được ông thể hiện qua hình ảnh công chúng của mình.
Quyền lực đạo đức tỏa ra từ
tình thương yêu, sự cao thượng, lòng bao dung và cách hành xử mẫu mực. Nhờ sự
lôi cuốn của những phẩm chất này mà Chủ tịch nước có thể dẫn dắt cả dân tộc.
Đây chính là quyền lực mềm của chế định Chủ tịch nước. Lấy Hồ Chủ tịch làm ví
dụ. Bác bỏ gạo của mình vào hũ để tiết kiệm, hàng triệu người đã noi theo chứ
không cần ra lệnh cho ai cả.
Tôi cho rằng, người có uy tín
cao thì có quyền lực mềm và có thể dẫn dắt nhân dân. Lắng nghe tôi một cách
chăm chú, nguyên Chủ tịch nước đã không trực tiếp phản bác. Song, có lẽ ông cảm
nhận được rằng để có được quyền lực đạo đức không hề dễ. Ông nhận định:
"Phải ở tầm cỡ Bác Hồ mới có thể dẫn dắt dân tộc bằng sức mạnh đạo
đức".
Quyền lực mềm không quy định
thành văn trong Hiến pháp và pháp luật, nhưng nó là quyền lực thực tế hiển hiện
và tác động rất lớn.
Từ khi Hiến pháp năm 2013 được
ban hành, Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là yếu nhân thứ ba được bầu làm Chủ
tịch nước, sau cựu Chủ tịch nước Trần Đại Quang và nguyên Chủ tịch nước, Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung
một số quyền năng cho Chủ tịch nước. Tuy nhiên, xét về cơ bản, Chủ tịch nước
theo Hiến pháp này vẫn khác với Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946.
Chủ tịch nước theo Hiến pháp
năm 1946 gần với chế định tổng thống trong mô hình tổng thống lưỡng tính. Chủ
tịch nước theo Hiến pháp năm 2013 lại gần với chế định tổng thống trong mô hình
đại nghị, hay còn gọi là mô hình thủ tướng chế.
Ở mô hình thứ nhất, quyền hành
pháp được phân chia giữa tổng thống với thủ tướng. Ở mô hình thứ hai, quyền
hành pháp nằm trong tay thủ tướng. Tổng thống không nắm quyền hành pháp, nhưng
lại là nguyên thủ quốc gia nắm giữ quyền lực đạo đức và là biểu tượng cho sự
thống nhất và toàn vẹn của đất nước, ví dụ như tổng thống Đức, Israel.
Khó có thể khẳng định chế định
chủ tịch nước được thiết kế theo mô hình nào trong hai mô hình trên sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế trên thế giới, số lượng các nước thịnh vượng có chế
định chủ tịch nước theo mô hình đại nghị đang áp đảo, như Đức, Nhật, Singapore,
Anh, Australia, New Zealand, Canada, Thụy Điển, Đan Mạch, Israel...
Nhà nước Việt Nam không hẳn
được thiết kế nhất quán theo mô hình nào trong hai mô hình trên. Tuy nhiên, do
Hiến pháp quy định quyền hành pháp nằm trong tay Thủ tướng và Chính phủ nên tất
yếu có nhiều tương đồng với mô hình đại nghị trong việc vận hành chế định Chủ
tịch nước.
Vậy, Chủ tịch nước của chúng ta sẽ làm gì?
Trước hết, Chủ tịch nước là
người đại diện cao nhất cho chủ quyền quốc gia, là biểu tượng cho sự thống nhất
và toàn vẹn đất nước. Theo Hiến pháp 2013: "Chủ tịch nước là người đứng
đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và
đối ngoại".
Thực ra, để thực hiện được
chức năng này, điều quan trọng là phải để Chủ tịch nước đứng trên những toan
tính về phân chia quyền lực, phân chia cơ hội và ngân sách. Người Anh đòi hỏi
Nữ hoàng - nguyên thủ quốc gia của họ - phải đứng trên chính trị là vì vậy.
Dù không có quyền lực chính
trị, nhưng Nữ hoàng Anh hay hoàng đế Nhật, tổng thống Đức là biểu tượng của sự
mẫu mực, niềm tự hào và sự đoàn kết dân tộc. Ngược lại, vua của
Thái Lan gần đây không hành xử đủ gương mẫu, người dân không nghe, chế định đó
bị hủy hoại.
Thứ hai, Chủ tịch nước đóng
vai trò quan trọng bậc nhất trong lễ nghi nhà nước. Ở tầm quốc gia, không có sự
tham gia của Chủ tịch nước không thể có được phẩm cấp và sự long trọng cần
thiết. Ngoài ra, cho dù các nhân sự cấp cao phần lớn đã được quyết định theo
quy trình trước khi Chủ tịch nước chính thức bổ nhiệm, thì thiếu sự bổ nhiệm
của Chủ tịch nước, vẫn không thể có được sự chính danh.
Thứ ba, Chủ tịch nước là
"van an toàn" của hệ thống. Do không trực tiếp phân chia các lợi ích, nên Chủ tịch nước
không bị rơi vào tình thế người được phân chia phần hơn thì yêu, kẻ được phân
chia phần ít thì giận. Nhờ đó, ông dễ được dân qúy và có thể tháo ngòi nổ khi
xảy ra bất ổn xã hội.
Người được chọn làm Chủ tịch
nước phải có đạo đức. Đạo đức chính là sức mạnh của vị trí này.
Cuối cùng, Chủ tịch nước
trong mô hình thể chế của chúng ta còn có vai trò rất lớn đối với quyền lực tư
pháp. Lý do là vì Chủ tịch nước luôn được Bộ chính trị phân công chỉ đạo ngành
Tư pháp.
Với sức mạnh mềm được mặc định
của mình, Chủ tịch nước hơn ai hết đang được dân chúng trông đợi có thể thúc
đẩy những cải cách để công lý được bảo đảm cho mọi người dân đất Việt cũng như
giữ gìn lòng tin và sự quý trọng của đồng bào.
bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa