QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG MIỀN
Duongthien.com
Những bước phát triển của cuộc kháng chiến Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trải qua gần 21 năm, là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thách thức, ác liệt. Đảng và nhân dân ta phải đấu trí và đấu sức chống tên đế quốc giàu mạnh và hung bạo nhất trong phe đế quốc. Cuộc kháng chiến này đã trải qua nhiều giai đoạn, phải đối phó lần lượt với các kế hoạch, chiến lược của đế quốc Mỹ. Cụ thể là:
1. Giai đoạn từ tháng 7/1954 đến hết
năm 1960: Với những mưu đồ đã dự tính từ trước, đế quốc Mỹ trắng
trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp, gạt bỏ những thế lực tay sai của
Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện chính sách thực dân
mới, mưu đồ chia cắt lâu dài đất nước ta. Chính quyền Mỹ - Diệm tập trung thực
hiện biện pháp “tố cộng”, “diệt cộng”, đàn áp, khủng bố phong trào yêu nước, trả
thù những người kháng chiến cũ, tiêu diệt cơ sở cách mạng ở miền Nam, ban hành
Luật 10/59 “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, biến cả miền Nam thành nơi
tràn ngập nhà tù, trại giam, trại tập trung. Cuộc đấu tranh của nhân dân diễn
ra vô cùng khó khăn, ác liệt, nhưng đại bộ phận nhân dân vẫn một lòng theo Đảng,
bất khuất chống áp bức, khủng bố, bảo vệ lực lượng cách mạng. Nghị quyết 15 của
Trung ương Đảng ra đời, xác định rõ mục 3 tiêu, phương pháp cách mạng miền Nam,
mối quan hệ chiến lược của cách mạng hai miền, giữa cách mạng Việt Nam và cách
mạng thế giới; phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu
phát triển của cách mạng miền Nam; định hướng và động viên nhân dân miền Nam
vùng lên đấu tranh, tạo ra phong trào Đồng khởi (1959 - 1960), xoay chuyển tình
thế cách mạng miền Nam, làm tan rã hàng loạt bộ máy của ngụy quyền ở các thôn,
xã.
2. Giai đoạn từ đầu năm 1961 đến giữa
năm 1965: Giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ Từ cuối năm 1960, đế quốc Mỹ thay đổi
chiến lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đối phó với cách mạng
miền Nam. Đó là chiến lược dùng quân đội ngụy tay sai làm công cụ tiến hành chiến
tranh, càn quét, dồn dân vào ấp chiến lược, đưa 10 triệu nông dân miền Nam vào
các trại tập trung, tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân. Cuộc đấu tranh của
nhân dân miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, từ khởi nghĩa từng phần lên chiến
tranh cách mạng, kết hợp song song cả đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị,
đánh địch bằng cả ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược, làm phá sản chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai. Trên miền Bắc, các mặt
trận kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng đều có bước phát triển mới. Quân và
dân miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến
đấu và chi viện cho miền
3. Giai đoạn từ giữa năm 1965 đến hết
năm 1968: Đảng phát động toàn dân chống Mỹ cứu nước, đánh bại
chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam, đánh thắng cuộc phá
hoại bằng không quân, hải quân lần thứ nhất ở miền Bắc Trước nguy cơ phá sản của
“Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”,
sử dụng quân đội Mỹ là lực lượng cơ động chủ yếu tiêu diệt bộ đội chủ lực ta;
dùng ngụy quân, ngụy quyền để bình định, kìm kẹp nhân dân, âm mưu đánh bại cách
mạng miền Nam trong vòng 25 đến 30 tháng (từ giữa 1965 đến hết 1967), đẩy mạnh
chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân. Trên chiến trường miền
4. Giai đoạn từ năm 1969 đến năm
1973: Phát huy sức mạnh liên minh chiến đấu Việt Nam với
Lào, Campuchia, làm thất bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”,
đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ hai ở miền
Bắc, tạo thế mạnh trong đàm phán Đế quốc Mỹ thi hành chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh”, từng bước mở rộng chiến tranh sang Campuchia, Lào. Thủ đoạn xảo
quyệt của Mỹ là thực hiện chiến tranh hủy diệt và chiến tranh giành dân, chiến
tranh bóp nghẹt để làm suy yếu cuộc kháng chiến của nhân dân ta trên cả hai miền
Nam - Bắc. Quân và dân ta phối hợp với quân, dân hai nước Lào, Campuchia đánh bại
một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Những thắng lợi của
chiến tranh cách mạng ba nước Đông Dương trong hai năm 1970 - 1971 đã tạo thuận
lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Nhờ chuẩn bị tốt lực
lượng, nhằm đúng thời cơ, quân và dân ta đã liên tiếp giành thắng lợi lớn trên
chiến trường, nhất là cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và đánh bại cuộc chiến
tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc, nổi bật là đánh thắng cuộc tập kích chiến
lược bằng máy bay B52 của Mỹ, làm thay đổi cục diện chiến trường, cục diện chiến
tranh. Trong đàm phán, chúng ta cũng khôn khéo tiến công địch, phối hợp chặt chẽ
giữa “đánh và đàm”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút hết quân Mỹ và quân các
nước chư hầu ra khỏi miền Nam. So sánh lực lượng thay đổi hẳn, có lợi cho ta, tạo
điều kiện cơ bản nhất để ta giành thắng lợi cuối cùng.
5. Giai đoạn từ cuối năm 1973 đến
ngày 30/4/1975: Đến tháng 5/1973, xu thế chống phá Hiệp
định Pari của địch ngày càng tăng. Chúng điên cuồng đánh phá hòng xóa bỏ vùng
giải phóng của ta, đẩy lùi lực lượng cách mạng. Tháng 7/1973, Hội nghị Trung
ương Đảng lần thứ 21 đã khẳng định con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường
bạo lực và đề ra các nhiệm vụ lớn cho hai miền Nam - Bắc. Nữa cuối năm 1974, cuộc
chiến tranh của quân và dân ta ở miền Nam chống lại chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh” đã giành được thắng lợi. Ta ngày càng mạnh lên, ngụy ngày càng suy
yếu rõ rệt. Nước Mỹ lâm vào khủng hoảng nội bộ. Tháng 7/1974, Đảng ta chỉ đạo Bộ
Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược giải
phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, nếu thời cơ đến sẽ giải phóng miền
Nam trong năm 1975. Thắng lợi toàn miền, nhất là của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt
là chiến thắng Phước Long cuối năm 1974 - đầu năm 1975 càng cho thấy thực tế
suy yếu của quân ngụy Sài Gòn và khả năng Mỹ khó quay lại Việt Nam. Đảng ta nhận
định thời cơ giải phóng hoàn toàn miền
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn mới.
Trả lờiXóa