VT02
Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND cũng quy định công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND. Luật quy định rõ: “Người tự ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên” (điểm b, khoản 1, Điều 36, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND). Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng nêu rõ: “Bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật”.
Vậy mà, các thế lực thù
địch lấy danh “người tự ứng cử” phá hoại bầu bằng thủ đoạn tập hợp chữ ký ảo
trên mạng để giới thiệu ứng cử; chúng rêu rao trên mạng xã hội và một số trang
thông tin nước ngoài rằng, hội nghị cử tri nơi cư trú là nơi để đấu tố, lên án,
loại bỏ người tự ứng cử. Thực chất, chúng biết rất rõ mình không thể đáp ứng đủ
tiêu chuẩn của ĐBQH, đại biểu HĐND; vì thế, chúng rất sợ các quy trình về hiệp
thương, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi cư trú; đây là một âm mưu
nham hiểm, một hoạt động chống phá Đảng, Nhà
nước, Nhân dân ta, gây rối hoạt động của cơ quan dân cử, thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”, thực hiện “diễn biến hòa bình” ngay trong cơ quan dân
cử của nước ta. Do đó, mọi người dân, cán bộ, Đảng viên cần nâng cao cảnh giác
khi sử dụng các trang mạng xã hội, nhận diện đúng âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch; phát giác, phòng ngừa, ngăn chặn, thông báo cho cơ quan chức năng
kịp thời xử lý./.
Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa