KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
KHÔNG PHẢI LÀ SẢN PHẨM
RIÊNG CÓ CỦA CNTB
Tiến công
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều đố tượng thù địch xuyên tạc cho rằng, Việt
Nam đang áp dụng mô hình kinh tế thị trường của tư bản và điều đó sẽ làm chệch
hướng XHCN, khuyến khích cơ chế bóc lột kinh tế để rồi cuối cùng đưa người dân
về snar xuất theo tính “tự cung, tự cấp”. Và nhiều người đã lầm tưởng điều đó
là thật. Tuy nhiên, chúng ta cần khẳng định rằng KTTT không phải là sản phẩm
riêng có của CNTB mà là thành tựu chung của kinh tế nhân loại. Trong thời kỳ
quá độ lên CNXH ở nước ta, có thể và cần thiết áp dụng KTTT như là một cách thức
tổ chức, quản lý nền kinh tế, không liên quan đến bản chất của chế độ.
Chúng ta có thể thấy được rằng, lịch sử phát triển nền
sản xuất xã hội cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hoá là tiền đề quan trọng
cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. Trong quá trình sản xuất và
trao đổi, các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả có tác động điều tiết quá
trình sản xuất hàng hoá, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên
nhiên như vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động... phục vụ cho sản xuất và lưu
thông.
Thị trường giữ vai trò là một
công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Trong một nền kinh tế khi các nguồn lực
kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kinh tế
thị trường. Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ xã hội nô lệ, hình thành trong
xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị
trường và kinh tế hàng hoá có cùng bản chất đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm
mục đích giá trị và đều trao đổi thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Kinh tế
- hàng hoá và kinh tế thị trường đều dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội
và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, làm cho những người sản
xuất vừa độc lập vừa phụ thuộc vào nhau. Trao đổi mua bán hàng hoá là phương thức
giải quyết mâu thuẫn trên.
Tuy nhiên, kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường có
sự khác nhau về trình độ phát triển. Kinh tế hàng hoá ra đời từ kinh tế tự
nhiên, nhưng còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sản xuất hàng hoá với quy mô nhỏ
bé, kỹ thuật thủ công, năng suất thấp.
Còn kinh tế thị
trường là kinh tế hàng hoá phát triển cao, đạt đến trình độ là thị trường trở
thành yếu tố quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của người sản xuất hàng hoá. Kinh tế thị trường lấy khoa học, công nghệ hiện đại làm
cơ sở và nền sản xuất xã hội hoá cao.
Kinh tế thị trường có lịch sử
phát triển lâu dài, nhưng cho đến nay, nó mới được biểu hiện rõ rệt nhất trong
CNTB. Nếu trước chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường còn ở thời kỳ manh nha,
trình độ thấp thì trong chủ nghĩa tư bản nó đạt đến trình độ cao đến mức chi phối
toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó. Điều đó khiến cho không ít người
nghĩ rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. CNTB không sản sinh
ra kinh tế hàng hóa, do đó, kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở
trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là thành tựu phát triển
chung của nhân loại. Chỉ có thể chế kinh tế thị trường TBCN hay cách thức sử dụng
kinh tế thị trường theo lợi nhuận tối đa của CNTB mới là sản phẩm của CNTB.
Kinh tế thị trường
xét dưới góc độ "một kiểu tổ chức kinh tế" là phương thức tổ chức, vận
hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ
sở để phân bố các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người.
Kinh tế thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, chứ không
đối lập với các chế độ xã hội. KTTT không phải là đặc trưng bản chất cho chế độ
kinh tế cơ bản của xã hội. Là thành tựu chung của văn minh nhân loại, kinh tế
thị trường tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Kinh tế
thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu vừa có thể liên hệ với chế độ
công hữu và phục vụ cho chúng.
Vì vậy, kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong
thời kỳ quá độ lên CNXH và cả trong CNXH. Xây dựng và phát triển kinh tế thị
trường không phải là phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc đi theo con đường tư bản
chủ nghĩa và tất nhiên, xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng không dẫn đến phủ
định kinh tế thị trường.
Đại
hội XII xác định: “Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy
đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo định hướng
XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền KTTT hiện đại
và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do ĐCSVN lãnh
đạo, nhằm mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam có QHSX tiến bộ phù
hợp với trình độ phát triển của LLSX; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng của nền kinh tế. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế
bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu
trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ
yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.
Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh;
sử dụng các công cụ, chính sách và nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều
tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy
vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Bọn phản động óc thì nhỏ, không biết cái gì nhưng lại hay xuyên tạc và chê bai chế độ tốt đẹp này
Trả lờiXóa