TTB
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH), bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp luôn là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Tuy nhiên, gần như đã thành thông lệ, các thế lực thù địch, phản động luôn coi đây là cơ hội để chống phá cách mạng Việt Nam. Đặc biệt hiện nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang được các cấp các ngành, các địa phương tích cực tiến hành.
Với mưu đồ thâm độc, các thế lực thù địch, các đối
tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đang tập trung triển khai nhiều
hoạt động chống phá với tính chất hết sức quyết liệt. Cụ thể, với âm mưu phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với cuộc bầu cử, liên tục những ngày qua,
nhiều website, một số trang báo nước ngoài, trang mạng xã hội, trang blog cá
nhân do các tổ chức phản động, cá nhân chống đối, cơ hội chính trị điều hành đã
đăng tải nhiều nội dung, bài viết thể hiện cái nhìn phiến diện, sai lệch về
công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp ở Việt Nam. Điển hình là những luận điệu
sai trái như: “Đảng Cộng sản lãnh đạo bầu cử là không dân chủ”; “Bầu cử Quốc
hội ở Việt Nam là hình thức”; “Cần xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc bầu
cử”...
Không
khó để nhận thấy ẩn phía sau những luận điệu này là động cơ chính trị đen tối.
Bởi ngay sau các luận điệu này, những thế lực phản động đã lớn tiếng yêu cầu
Đảng Cộng sản không được tham gia vào công tác bầu cử, không được lãnh đạo công
tác bầu cử; Đảng phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng, chấp nhận sự “cạnh tranh
sòng phẳng” với những đảng phái khác để thúc đẩy dân chủ... Cùng với đó, một
thủ đoạn khác mà các thế lực thù địch đang ra sức thực hiện đó là lợi dụng dân
chủ, núp bóng cái gọi là “tự ứng cử", kêu gọi ủng hộ cho các “nhà dân chủ”
để gây rối, chống phá cuộc bầu cử.
Theo
Nghị quyết số 1185/NQ -UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số
lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa XV, số đại biểu là người ngoài Đảng từ 25
-50 đại biểu, tương đương từ 5 - 10%. Ngoài ra, còn có các cơ cấu kết hợp khác
như cơ cấu nữ, cơ cấu tuổi trẻ, cơ cấu cán bộ nghiên cứu khoa học, trí thức...
Nếu tính trên tổng số 500 đại biểu được bầu thì có khoảng từ 25 đến 50 đại
biểu; nếu đủ tối đa 10% là 50 đại biểu.
Điều
69, Chương V, Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Điều 69. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động
của Nhà nước”.
Khoản
1, Điều 115, Chương IX, Hiến pháp 2013 cũng quy định: “Đại biểu Hội đồng nhân
dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương; liên hệ
chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc,
báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời
những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo...”.
Mặt
khác, Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp 2013 quy định rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam -
Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân
lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội”. Vì vậy, việc Đảng lãnh đạo đối với công tác bầu cử là đúng quy định của
pháp luật. Đảng lãnh đạo bầu cử hoàn toàn không phải là làm thay, không phải là
bao biện như luận điệu của các thế lực phản động vẫn đang cố gắng rêu rao.
Hơn
nữa, thực tiễn cũng đã chỉ ra, sự lãnh đạo của Đảng luôn là điều kiện quan
trọng để bảo đảm sự thống nhất trong công tác bầu cử; là cơ sở để nhân dân lựa
chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới,
góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân”.
Để
bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn,
tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân, các cơ quan chức năng cần tiếp
tục nâng cao nhận thức cho toàn xã hội; tạo sự đồng thuận cao trong dư luận,
đồng thuận giữa các lực lượng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của cuộc bầu
cử ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cần tăng
cường sự hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan ban ngành, các lực lượng trong định hướng thông tin;
chia sẻ các thông tin cần thiết có liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống
phá bầu cử của các đối tượng phản động, chống đối chính trị để kịp thời đấu
tranh, xử lý các hành vi vi phạm; tăng cường đấu tranh trên không gian mạng,
đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, phản động...
Kịp
thời cung cấp các thông tin thường xuyên, liên tục về công tác chuẩn bị và quá
trình bầu cử, qua đó giúp người dân có điều kiện tiếp cận các thông tin chính
thống; hạn chế ảnh hưởng của những thông tin sai trái, xấu độc. Coi trọng phát
huy vai trò của các lực lượng chuyên trách về quản lý an ninh thông tin mạng;
chủ động xây dựng các phương án xử lý và xử lý kiên quyết, kịp thời các đối
tượng chống phá, phá hoại bầu cử; những cá nhân, tổ chức xuyên tạc, bôi nhọ chế
độ, lợi dụng dân chủ để dẫn dắt dư luận xã hội, phá hoại cuộc bầu cử...
Bên
cạnh đó, mọi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân cần thường xuyên nêu cao cảnh
giác, chủ động đấu tranh, kịp thời phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái
của các thế lực phản động. Mỗi người cần nâng cao khả năng “tự đề kháng”, tự
bảo vệ chính mình trước các thông tin, xấu độc; có thái độ, trách nhiệm rõ ràng
trước các luồng thông tin xấu lan truyền trên mạng xã hội trước, trong và sau
thời điểm diễn ra cuộc bầu cử./.
Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.
Trả lờiXóa