Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

CẢNH GIÁC VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU KÍCH ĐỘNG, CHỐNG ĐỐI DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI

 

CẢNH GIÁC VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU KÍCH ĐỘNG, CHỐNG ĐỐI DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI

VanPhuongĐN1984

Được sự hậu thuẫn của chính giới một số nước và tổ chức quốc tế thiếu thiện chí với Việt Nam. Thời gian qua, các tổ chức phản động lưu vong người Việt và các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội như Facebook, blog cá nhân,….khai thác vấn đề dân chủ, nhân quyền để tăng cường các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, nhằm thực hiện mưu đồ tác động, chuyển hóa, đa nguyên, đa đảng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ XHCN ở nước ta. Trong số đó, đáng chú ý trên blog Dân làm báo ngày 09/4/2021, đối tượng Phạm Trần đã tán phát bài viết: “Có nhân quyền ở Việt Nam không”, với nội dung vu cáo Việt Nam vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền; bôi nhọ, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ; đồng thời yêu cầu trả tự do cho các đối tượng Phạm Chí Dũng, Phạm Thị Đoan Trang, Cấn Thị Thiêu,…; qua đó các đối tượng còn kích động người dân xuống đường đấu tranh, đòi quyền “lập hội”, quyền “biểu tình”,…

Có thể khẳng định, nội dung bài viết của đối tượng Phạm Trần chứa đầy những thông tin vu cáo, không có cơ sở khoa học và thiếu thực tiễn, đây rõ ràng là những luận điệu xuyên tạc, tráo trở với mục đích diễn biến hòa bình về chính trị, tư tưởng, làm cho mọi người lầm tưởng, hoang mang và nhận thức không đúng về thực tiễn tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Sự thật là trong những năm qua, Nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn coi con người là mục tiêu, động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội; luôn nhất quán bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người. Hiến pháp 2013 của Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật; quyền tham gia quản lí công việc của nhà nước và xã hội; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú trên đất nước Việt Nam; quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe... không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Trên cơ sở hiến pháp, pháp luật Việt Nam tiếp tục cụ thể hóa các quyền này, phù hợp với các chuẩn mực pháp lí quốc tế về nhân quyền. 

Việc thực hiện “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo” Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên đạt mục tiêu thiên niên kỉ về xóa đói giảm nghèo. Mọi chính sách phát triển của Việt Nam luôn lấy con người làm trung tâm: Phát triển kinh tế vì con người; tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ và cải thiện môi trường…Việt Nam đã gia nhập hầu hết các công ước nhân quyền quốc tế chủ chốt và luôn ủng hộ hoạt động của Hội đồng Nhân quyền; hợp tác đầy đủ với các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc. Bạn bè quốc tế đều công nhận và trên thực tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về thúc đẩy quyền con người, cụ thể là các quyền dân sự và chính trị; quyền của các nhóm dễ bị tổn thương... Chúng ta đã và đang kết hợp hài hòa giữa các giá trị phổ quát của các quyền con người và hoàn cảnh đặc thù riêng của quốc gia, tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng đối thoại trong lĩnh vực quyền con người; nâng cao nhận thức và năng lực của người dân trong việc thụ hưởng các quyền. 

Đảng, Nhà nước ta luôn xác định các quyền con người không thể tách rời độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Bằng cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường qua nhiều thế kỉ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định, quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình. Cùng với thực hiện các chính sách nhất quán của Nhà nước trong việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã chủ động đấu tranh vạch mặt các cá nhân, tổ chức lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống Nhà nước Việt Nam, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Tuy nhiên, mưu đồ lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền hòng vu cáo Việt Nam, thực hiện mưu đồ xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta của các thế lực phản động không hề thay đổi, thậm chí còn gia tăng trong thời gian tới. 

Cùng với đề cao cảnh giác, phát hiện kịp thời, đấu tranh, vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn mới của các đối tượng phản động lưu vong, chúng ta cần triệt để khai thác, sử dụng các tiện ích của mạng internet và các phương tiện truyền thông đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền, làm cho quần chúng nhân dân, chính giới các nước, thành viên các tổ chức quốc tế, bà con Việt kiều hiểu rõ về thực chất, thành tựu nhân quyền đất nước ta đã đạt được, từng bước xóa bỏ quan niệm sai lầm, sự hoài nghi của về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam trước những luận điệu vu cáo, xuyên tạc sự thật. Các cơ quan, ban, ngành liên quan chủ động tham mưu, đề xuất xây dựng chiến lược tuyên truyền về dân chủ, nhân quyền; chủ động trao đổi thông tin với đại sứ quán các nước, không để các tổ chức và đối tượng phản động lưu vong cung cấp cho chính giới, quốc hội các nước những thông tin sai sự thật về tình hình nhân quyền Việt Nam. Chúng ta cũng chủ trương đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, vạch trần bản chất chống Nhà nước Việt Nam của các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong, đề nghị chính giới, Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế không bao che, dung túng, hậu thuẫn cho các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong hoạt động chống Nhà nước Việt Nam.

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động

    Trả lờiXóa