Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

 

CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

 LUÔN LÀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TA

                             Niềm tin chiến thắng

Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Trong giai đoạn hiện nay luôn phải đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của thực tiễn và những vấn đề rất nan giải về lý luận. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội luôn cho rằng: chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, không còn vai trò chỉ đạo, soi đường đối với cách mạng và kiến thiết mà chỉ là một “học thuyết ảo tưởng” về một xã hội không có thực; rằng, chỉ có chủ nghĩa tư bản (CNTB) mới là “giá trị đích thực”, là “nấc thang tiến bộ nhất” của nhân loại. Từ những quan điểm và nhận thức đó, họ đổ mọi “tội lỗi” cho lý luận mácxít về những thiếu sót, khuyết điểm của chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực, đòi xét lại, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tiến tới xóa bỏ triệt để con đường đi lên CNXH ở các nước đang triển khai xây dựng.

Những vấn đề chủ nghĩa Mác – Lênin được chủ tịch tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam là phù hợp, đó là phương hướng căn bản của sứ mệnh lịch sử cũng như việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở mỗi thời điểm lịch sử và ở Việt Nam. Do đó, nó chỉ là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, là vũ khí tư tưởng của con người trong cuộc đấu tranh vì chân lý khoa học và chính nghĩa nhân văn để nhận thức và cải tạo thế giới mà không phải là “cái đã xong xuôi” hay “nhất thành bất biến”.

Phân tích nội hàm cơ bản các bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin, cho thấy chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn có ý nghĩa lịch sử và hiện thực to lớn.

Một là, triết học Mác - Lênin là một bộ môn khoa học phản ánh chính xác các quy luật phát triển phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy, là thế giới quan và phương pháp luận khoa học chuẩn xác nhất, đảm bảo cho chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là một học thuyết nhằm nhận thức và giải thích thế giới một cách đúng đắn mà chủ yếu còn là một học thuyết cải tạo thế giới. Với chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, triết học Mác - Lênin ngày càng tỏ rõ bản chất khoa học, cách mạng, tính ưu việt, nó không những không lỗi thời mà còn có sức sống mãnh liệt và trường tồn bền vững.

Hai là, kinh tế chính trị học Mác - Lênin với các quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất; quy luật đấu tranh giai cấp vẫn còn phù hợp với tất cả mô hình xã hội có giai cấp; quy luật giá trị thặng dư không chỉ phù hợp với mọi giai đoạn phát triển của xã hội TBCN mà còn phù hợp với cả giai đoạn cách mạng xã hội XHCN.

Ba là, chủ nghĩa xã hội khoa học Mác - Lênin, chứng minh rằng CNTB tất yếu sẽ diệt vong, CNXH nhất định thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ là người sáng tạo ra xã hội XHCN, nấc thang phát triển cao hơn xã hội TBCN trong lịch sử sáng tạo của loài người.

Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 90 năm qua đã “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”, góp phần quan trọng, làm sáng tỏ hơn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Từng bước khẳng định giá trị to lớn chủ nghĩa Mác – Lênin,  Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và sự nghiệp cách mạng thế giới . Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự lựa chọn duy nhất đúng. Luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch không dễ lung lạc được tinh thần của dân tộc Việt Nam anh hùng.

 

 

SỰ ĐÚNG HAY SAI CỦA QUAN ĐIỂM “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” QUÂN ĐỘI

                                                                              Niềm tin chiến thắng

            Trong thời gian qua, lợi dụng quá trình đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật, các thế lực thù địch, cơ hội, phản động đã đưa ra những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013; đòi tam quyền phân lập; đòi “phi chính trị hóa” Quân đội chúng xác định là một nội dung trọng tâm. Những người này cho rằng, Quân đội phải “trung lập”, “đứng giữa”, không thuộc một đảng phái nào, “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”… Họ còn cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã “hoàn thành sứ mệnh cao cả” là giải phóng dân tộc, nay nên trao lại quyền lãnh đạo đất nước cho “lực lượng dân chủ cấp tiến”.

Có thể thấy rằng, đây là những luận điệu sai trái, nhằm thực hiện âm mưu thâm độc là tách Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội; làm cho Quân đội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mất phương hướng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới làm cho lực lượng vũ trang bị vô hiệu hóa. Với thủ đoạn này, các thế lực thù địch, phản động không có gì khác là muốn làm cho lực lượng vũ trang nhân dân ta dần dần biến chất, từ lực lượng vũ trang của nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, trở thành một đội quân phản bội lại lợi ích của Đảng, của nhân dân, bảo vệ cho lợi ích của các tầng lớp, giai cấp tư sản.

Thực tiễn khẳng định, không có một lực lượng vũ trang nào là "đứng ngoài chính trị", là "trung lập". Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển quân đội các nước tư bản đều cho thấy, giai cấp tư sản không hề coi nhẹ quân đội, trái lại, rất coi trọng xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần cho lực lượng vũ trang của họ. Trong khi đó, thực tiễn cũng đã cho chúng ta những bài học rất sâu sắc về vấn đề này. Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô tuyên bố xóa bỏ Điều 6 Hiến pháp (quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô), chấp nhận đa nguyên, đa đảng đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và sau đó là chấp nhận xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với lực lượng vũ trang, làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa. Đó là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối năm 1991.

Cuộc chính biến ở Myanmar có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng sự kiện này có liên quan trực tiếp tới vấn đề “phi chính trị hóa” Công an, Quân đội. Từ cuộc chính biến ở Myanmar, một bài học sâu sắc được rút ra với chúng ta, đó là phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong các lực lượng vũ trang.

 

 

XUYÊN TẠC CÔNG TÁC BẦU CỬ  - THỦ ĐOẠN CŨ RÍCH CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Binh chiến

Hiện nay, các phần tử, đối tượng cơ hội chính trị tăng cường xuyên tạc công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tăng cường hoạt động tuyên truyền chống phá, so sánh khập khễnh, xuyên tạc công tác bầu cử trong Đảng ở Việt Nam.

Những luận điệu xuyên tạc

Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, sâu sắc; qua đó cử tri cả nước bầu ra người đại diện chính đáng quyền dân chủ của mình... Lợi dụng thời điểm này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động tung ra các luận điệu xuyên tạc, sai trái hòng thực hiện mục tiêu “diễn biến hoà bình” đối với cách mạng Việt Nam.

Các đối tượng tập trung chống phá, hạ thấp vai trò, ý nghĩa của bầu cử đại biểu các cấp, tấn công, xuyên tạc công tác cán bộ, công tác bầu cử ở nước ta. Một số trung tâm truyền thông lớn “hà hơi, tiếp sức” tổ chức các chương trình “Hội luận”, “Hội nghị bàn tròn”… tập hợp các phần tử phản động, “trí thức bất mãn”, các nhà “dân chủ cuội” bàn luận, tuyên truyền xuyên tạc công tác bầu cử ở Việt Nam. Các tổ chức phản động cũng thừa cơ tung lên, dẫn lại bài viết, tuyên truyền, tung tin giả, thất thiệt.

Chống phá công tác cán bộ của Đảng nói chung và hoạt động bầu cử ở nước ta nói riêng, mưu đồ của các đối tượng là gây chia rẽ nội bộ, làm cho Đảng ta, nhân dân ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong. Họ ra sức tuyên truyền, bịa đặt về các phe phái trong Đảng, nhất là lợi dụng việc giới thiệu nhận sự, công tác bầu cử để xuyên tạc là “sắp xếp”, “thanh trừng”, “mất dân chủ”, “bè cánh”, là “chuẩn bị ghế nhân sự” cho các phe phái...

Không những thế, họ cũng thường xuyên dựng chuyện, thổi phồng những sai lầm, thiếu sót của một số cán bộ, đảng viên, qua đó gây hoang mang, dao động, tạo bức xúc trong dư luận xã hội, kích động người dân gây mất an ninh, trật tự...; hạ bệ niềm tin, uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, của cán bộ, phá vỡ khối đoàn kết trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội, chia rẽ Đảng với nhân dân, nhất là trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Công cụ được họ triệt để lợi dụng là truyền thông hải ngoại, mạng xã hội để lan truyền trên không gian mạng. Họ “giật tít - câu khách” kính thích, đánh vào sự tò mò của nhiều người, từ đó đưa ra phân tích nhận định, thông tin lệch lạc, hòng tạo nhận thức sai trái công tác cán bộ, nhân sự là có sự “an bài”, “sắp xếp”, “thỏa hiệp”; cuối cùng là rêu rao, xuyên tạc bầu cử trong Đảng, chế độ là mất dân chủ, độc đảng, độc đoán, chuyên quyền, toàn trị. Ngoài ra, họ còn xuyên tạc, nói xấu, vu cáo, rêu rao, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Họ thường phát tán các thông tin, hình ảnh, clip giả tạo, sai lệch, biến không thành có, thật giả lẫn lộn, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội.

Công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 là dân chủ, khách quan

Luật số 85/2015/QH13, ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” (Điều 1).

Mặt khác, mọi công dân Việt Nam đều có quyền ứng cử, đề cử vào các cơ quan Quốc hội, HĐND các cấp theo quy định của Đảng, của Luật pháp Việt Nam. Với quy định chặt chẽ dựa trên nguyên tắc cụ thể, rõ ràng như vậy thì bầu cử ở Việt Nam đảm bảo thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của đa số để lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đại biểu các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Thực tế, bầu cử ở nhiều nước “dân chủ” đã thể hiện sự “bi hài chính trị”. Việt Nam chưa bao giờ có những “tấn bi hài như vậy”. Cho nên, Việt Nam có đủ minh chứng sinh động phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái nói trên.

 

 

 

VẪN LÀ TRÒ PHẢN ĐỘNG

Binh chiến

Mỗi quốc gia dân tộc có con đường đi riêng, phù hợp với đặc điểm từng quốc gia dân tộc đó, phù hợp với mong muốn nguyện vọng của nhân dân đất nước đó, do đó có chế độ chính trị riêng, có con đường phát triển riêng. Việt Nam luôn kiên định con đường đi lên CNXH, theo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là con đường duy nhất đúng cho cách mạng và dân tộc Việt Nam. Con đường đi đó là phù hợp với lịch sử, cả về lý luận và thực tiễn. Vậy mà kẻ lợi dụng “dân chủ” như Đỗ Ngà đã mạnh miệng tuyên bố: “sự sai lầm trong con đường cách mạng Việt Nam”, hay “chế độ, bộ máy ở Việt Nam là sự lãng phí”…Một kẻ không hiểu biết về chính trị mà lại ra vẻ “tinh thông về chính trị” như Đỗ Ngà thì cần phải dạy cho hắn nhiều bài học.

Đỗ Ngà đã viết trên facebook của hắn rằng: “Chức phó, mục đích và ý nghĩa”, nội dung “phê phán” tổ chức bộ máy tổ chức của chúng ta, xét đến cùng là nhằm nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, nói xấu chế độ, ca tụng, cổ súy cho bộ máy của nền chính trị tư bản.

Nên nhớ, dân tộc Việt Nam với truyền thống và cách tổ chức của mình đã làm nên những chiến công hiển hách, không cần phải nhắc lại. Dân tộc Việt Nam có đủ bản lĩnh, sự tự tin để tiếp tục con đường mà mình đã chọn. Sự đổi mới của Việt Nam những năm qua cho thấy dân tộc Việt Nam luôn biết tự hoàn thiện mình, phù hợp với thời đại. Những lời “phản động” kiểu “Đỗ Ngà” chỉ là minh chứng cho sự hằn học của những kẻ phá đám, bất lực mà thôi.

 

 

VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN “BỈ ỔI” SAU CHIÊU TRÒ TỰ ỨNG CỬ

 

 

ĐỨC BÁCH

          Hơn ai hết, cử tri nơi người ứng cử cư trú, công tác là những người hiểu rõ về người ứng cử đó nhất. Nếu người ứng cử thực sự là người có đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật thì không có lý do gì phải e ngại việc lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi cư trú. Quy định về tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri cũng thể hiện rõ tính khách quan. Cụ thể, theo hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14, hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú được tổ chức tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố nơi người ứng cử thường trú hoặc tạm trú… Quy định như vậy để loại trừ trường hợp lựa chọn cử tri đi dự hội nghị, giúp hội nghị cử tri nơi cư trú cho ý kiến khách quan nhất, toàn diện nhất về người ứng cử.

          Những phần tử chống đối, phá hoại bầu cử biết rất rõ mình không thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đặc biệt là các tiêu chuẩn trung thành với Hiến pháp; gương mẫu chấp hành pháp luật. Ngay những hành vi chống phá Đảng, không công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước mà họ thực hiện đã thể hiện rất rõ họ không trung thành với Hiến pháp và không chấp hành pháp luật. Vì thế, họ rất sợ các quy trình về hiệp thương, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi cư trú.

          Điều rất nực cười là những kẻ đội lốt “người tự ứng cử” để chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, phá hoại bầu cử rất tự tin trưng ra những bản tập hợp chữ ký ảo trên mạng để giới thiệu ứng cử một cách hùng hồn theo kiểu ‘anh hùng bàn phím”, nhưng đứng trước cử tri thật ở chính nơi họ cư trú thì họ lại tỏ ra vô cùng run sợ. Riêng điều này đã thể hiện rõ sự lòe bịp của họ về những bản “tập hợp chữ ký” và thể hiện rõ uy tín của họ ở nơi cư trú thảm hại đến mức nào. Đến những người dân lương thiện đang hàng ngày sống ngay bên cạnh họ mà  còn không muốn để họ lọt vào danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử, thì họ sao có thể đáng mặt đại diện cho cử tri cả nước? Khi không vượt qua được hội nghị cử tri nơi cư trú, họ bèn sử dụng chiêu trò “bỉ ổi” khi rêu rao rằng hội nghị cử tri chỉ là nơi đấu tố, lên án họ để loại họ ngay từ vòng đầu!

          Cũng vì nhận thức rõ với sự quay lưng của cử tri nơi cư trú và với lý lịch bất hảo về chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, họ chắc chắn không thể vượt qua được các vòng hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, nên họ rêu rao rằng, tổ chức hội nghị hiệp thương là vi hiến vì Hiến pháp không có quy định về hiệp thương hay về cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội. Chiêu trò “bỉ ổi” lại càng khẳng định một cách khách quan rằng những người tự ứng cử kiểu này sẽ chẳng thể nào được ứng cử bầu đại biểu Quốc hội, chứ chưa nói đến việc trúng cử. Bởi với một công dân tuân thủ Pháp luật luôn hiểu rằng: Hiến pháp là đạo luật gốc, phải tuyệt đối tuân thủ hiến pháp.

          Vậy, đằng sau chiêu trò “tự ứng cử” của các phần tử chống đối, phá hoại là gì? Họ “tự ứng cử” với hy vọng hão huyền nếu trúng cử sẽ biến Quốc hội, Hội đồng nhân dân trở thành diễn đàn cho họ thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, gây rối hoạt động của cơ quan dân cử nói riêng và của Nhà nước nói chung, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ngay trong cơ quan dân cử của nước ta. Khi không thực hiện được mục tiêu của mình, họ quay ra bịa đặt, xuyên tạc để phá hoại bầu cử. Tuy nhiên, dù dùng âm mưu, thủ đoạn thâm độc, nham hiểm, ngụy quân tử đến mức nào, họ cũng không thể đánh lừa được cử tri. Bằng chứng là dù đợt bầu cử nào họ cũng ra sức hoạt động, ra sức “tự ứng cử” nhưng đều bị cử tri nơi cư trú vạch mặt thẳng thừng. Vì cử tri cực kỳ sáng suốt, nên họ chưa và sẽ không bao giờ thực hiện được mưu đồ thiếu tử tế của mình.

 

 

VẠCH TRẦN CHIÊU TRÒ “ỨNG CỬ TỰ DO HÒNG

CHỐNG PHÁ BẦU CỬ

 

ĐỨC BÁCH

          Thời gian qua, Việt Tân đã cho lập mới hơn 300 tài khoản và nhiều diễn đàn kín, duy trì gần 1.000 tài khoản mạng xã hội, đăng tải, chia sẻ những bài viết, thông tin tiêu cực trong xã hội để thổi phồng, phá hoại tư tưởng. Trong đó có một số lượng lớn các bài viết có nội dung tập trung vào kích động các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong nước thành lập các hội, nhóm, lôi kéo người dân tham gia chống phá bầu cử, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự. 

          Một chiêu trò cũ rích mà các tổ chức phản động thường sử dụng trước những cuộc bầu cử là hô hào, cổ vũ phong trào “ứng cử tự do”. Các ứng viên này như thế nào thì ai cũng có thể thấy rõ, toàn những đối tượng coi việc “tự ứng cử” là một trò kiếm cơm mới để hành nghề “dân chủ”.

          Đối tượng nào có hoạt động chống phá càng quyết liệt thì càng được kêu gọi sự chống lưng, giúp sức của các tổ chức bên ngoài và kèm theo đó là các lợi ích vật chất nhằm hỗ trợ cho hoạt động chống đối của các tổ chức này.

          Có thể thấy rõ bản chất của những “ứng cử viên tự do” này là khi bị loại thì lấy cớ để xuyên tạc công tác bầu cử, chê bai, công kích thể chế, công kích Đảng, công kích Nhà nước rồi đòi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”… Đến đây thì ai cũng biết mục đích cuối cùng của bọn chúng là để tiến hành chống phá bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhằm mục đích hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Nhà nước ta.

 

 

VẠCH TRẦN CHIÊU TRÒ CỦA NHỮNG “NHÀ DÂN CHỦ CUỘI”

TỰ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

 

ĐỨC BÁCH

          Xuyên suốt 15 kỳ bầu cử Quốc hội, không ít người ngoài Đảng tự ứng cử đại biểu Quốc hội được nhân dân tín nhiệm, bỏ phiếu và trở thành đại biểu Quốc hội. Song cũng không ít người từ trong hồ sơ lý lịch đã không đủ các điều kiện của một đại biểu Quốc hội và đã bị loại qua các vòng hiệp thương. Trong mỗi kỳ bầu cử Quốc hội, kể từ kỳ Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội khóa I ngày 6/1/1946 cho đến những kỳ bầu cử Quốc hội gần đây và khóa XV này, vấn đề tự ứng cử, việc hô hào các nhóm dân chủ ký tên ảo để tung tin, tung hô, ủng hộ cho các “nhà dân chủ cuội tự ứng cử đại biểu Quốc hội” nhằm gây rối, phá hoại cuộc bầu cử đã không còn xa lạ. Bởi, đây không phải là lần đầu, đợt đầu các đối tượng chống phá tiến hành chiêu trò tự ứng cử để chống đối công tác bầu cử.

          Thực tế, bầu cử ở Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Thực hiện bầu cử, ứng cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước, nên không có chuyện đi bầu cử chính là “vai diễn” “dân chủ”. Những người được nhân dân, cử tri tín nhiệm bầu trở thành đại biểu Quốc hội đều là những người đã được trao trọng trách trong các cơ quan dân, chính, Đảng, đều phải trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện và phải tiếp tục nỗ lực tu dưỡng và phấn đấu về mọi mặt cho nước cho dân. Tuyệt đối không thể có người không có uy tín với nhân dân, không có cống hiến với nước với dân, phẩm chất đạo đức kém, vi phạm pháp luật, không thể lọt qua vòng hiệp thương, chứ chưa nói đến việc trúng cử đại biểu Quốc hội.

          Tuy nhiên, có một số kẻ tự ứng cử theo kiểu “nhà dân chủ cuội”, ngay từ vòng hiệp thương bị loại đã không cam tâm trước sự thất bại, gần như ngay lập tức họ thành lập dàn đồng ca của những kẻ nhân danh “nhà dân chủ”  lu loa, rêu rao rằng: Người tự ứng cử mà không phải do Đảng cử thì không có cơ hội; chỉ có những người “theo phe” Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử đại biểu Quốc hội; Có thể khẳng định rằng, đây là sự xuyên tạc trắng trợn công tác bầu cử Quốc hội của Nhà nước ta.

          Trong những ngày này, có thể thấy rằng, những luận điệu độc hại về vấn đề số lượng, cơ cấu đại biểu, số lượng đại biểu là người ngoài Đảng ứng cử đại biểu Quốc hội đã bị các đối tượng phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc để làm biến tướng bản chất vấn đề. Đồng thời, chiêu trò tự ứng cử đại biểu Quốc hội mà các “nhà dân chủ cuội” đang thực hiện cho thấy sự thật là, một mặt, họ muốn phá hoại bầu cử, gây rối lòng dân; mặt khác, thông qua đó, họ muốn đánh bóng tên tuổi của mình để nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân. Vì thế, việc tung tin sai lệch bản chất của các đối tượng này cũng không ngoài mưu đồ chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận, đòi xóa bỏ vai trò Đảng lãnh đạo Quốc hội, nhà nước và hệ thống chính trị nói chung, công tác cán bộ, công tác nhân sự nói riêng.

 

 

VẠCH TRẦN CHIÊU TRÒ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG

“DÂN CHỦ MẠNG” HÒNG CHỐNG PHÁ BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

 

 

ĐỨC BÁCH

          Thời điểm này, việc tiếp nhận hồ sơ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã hoàn tất. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đều theo đúng quy trình, quy định; có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, diễn ra dân chủ, bình đẳng, đúng trình tự pháp luật.

          Thực tế cho thấy, càng gần đến ngày bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các thế lực thù địch lại càng điên cuồng ra sức chống phá bằng những chiêu trò, phát ngôn của những đối tượng “dân chủ mạng”. Nhưng rõ ràng, những phát tán, rêu rao của những đối tượng “dân chủ mạng” chỉ có thể đánh lừa người nhẹ dạ cả tin, chứ không thể qua mặt được những người dân Việt Nam luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Thực chất âm mưu chống phá của các thế lực phản cách mạng trước bầu cử là nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các phần tử này đã xác định bấy lâu nay.

          Trong tình hình hiện nay, mỗi người dân chúng ta không quá khó để nhân biết bộ mặt thật của các đối tượng “dân chủ mạng”. Bởi vì, trong khi các đối tượng “dân chủ mạng” ra sức xuyên tạc, bóp méo về tình hình Việt Nam thì hơn ai hết thì nhứng người dân lương thiện chúng ta đều thấy rõ sự thật không phải như vậy. Thành công của việc khống chế dịch bệnh Covid-19 là minh chứng khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt, kịp thời của Đảng, Nhà nước, sự cố gắng của cả hệ thống chính trị. Điều này, thêm một lần nữa còn thể hiện truyền thống yêu nước, sức mạnh đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam yêu nước, qua đó góp phần củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý nhà nước và khẳng định tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta, hệ thống chính trị của nước ta. Uy tín của Việt Nam đã được quốc tế công nhận. Thế nhưng, với những đối tượng “dân chủ mạng” vẫn ra sức chống phá bôi nhọ, xuyên tạc bản chất ưu việt của một đất nước mà họ đang được hưởng cuộc sống an lành. Vậy, thử hỏi mục đích cuối cùng của họ là gì thì cũng không quá khó hiểu để giải đáp!

 

TIẾP TỤC CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU KÍCH ĐỘNG

CỦA CÁC PHẦN TỬ CHỐNG ĐỐI, PHẢN ĐỘNG

Binh chiến

Đất nước vừa bước vào năm mới 2021 với nhiều khí thế và lòng tin mới về những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được trong năm 2020. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định “Cơ đồ đất nước ta chưa bao giờ có được như ngày hôm nay”. Đó là nền tảng tạo nên niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quan lý của Nhà nước và điều hành của Chính phủ Việt Nam.

Tuy vậy, trên một số trang mạng phản động như “Việt Tân”, “Danlambao” vẫn đưa nhưng thông tin, hình ảnh sai sự thật nhằm kích động và làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác với những luận điệu sai trái, xuyên tạc đó của các thế lực chống đối, phản động.

Trong nhiều vụ gần đây, nhiều người dân bị kích động quá khích gây ra những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có thể bị điều tra, truy tố, xét xử. Pháp luật cho phép người dân được quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; việc kiến nghị, khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện bằng đơn, bằng văn bản và phải tập hợp các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Đây là một cách tốt nhất để người dân bị xâm hại thực hiện quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp công nhận, tôn trọng và bảo đảm. Người dân không nên nghe theo sự xúi giục của kẻ xấu, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nếu không cảnh giác, người dân còn có thể vô hình trung vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn khi tiếp tay cho các thế lực phản động. Người dân cũng cần phân biệt việc kiến nghị giải quyết các vướng mắc, bức xúc về quyền lợi không liên quan đến các phong trào kêu gọi “dân chủ, nhân quyền”, chống phá Đảng, Nhà nước mà các đối tượng xấu kêu gọi, kích động để không mắc mưu tham gia.

Cùng với việc nêu cao tinh thần cảnh giác thì mỗi người cũng cần phải nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng nếp sống thượng tôn pháp luật, tôn trọng các cơ quan công quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật; đấu tranh với những hành vi sai trái, bảo vệ quyền lợi của mình nhưng phải đúng pháp luật. Không thể vì sự bức xúc mà thiếu bản lĩnh, chủ quan, để kẻ xấu lôi kéo, mua chuộc, tiếp tay cho những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Về phía các cơ quan chức năng, cơ quan pháp luật, cần làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền vận động nhân dân cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo người dân vi phạm pháp luật. Nhưng trước hết, các cơ quan đó cần phải nêu cao trách nhiệm, làm tròn chức trách nhiệm vụ của mình, giải quyết có trách nhiệm và thỏa đáng những vướng mắc, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân; không để tồn tại nhiều kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng, kích động.

 

SỰ THẬT VỀ SỰ THAY ĐỔI BỘ MẶT KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

Huy Hùng

Năm 1930, ĐCSVN ra đời, từ đó, cuộc sống của toàn dân tộc Việt Nam đã bước sang một trang sử mới. Từ thân phận nô lệ, quằn quại dưới gót giày xâm lược thực dân đế quốc đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Không chấp nhận sự thật đó, chỉ dựa vào những cái đơn nhất để ngụy biện cho âm mưu thâm độc trong chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta, hiện nay các thế lực thù địch rêu rao cho rằng đời sống của nhân dân Việt Nam đang đi xuống, dân chủ bị đẩy lùi, kỷ cương lỏng lẻo..... Tuy nhiên, bằng thành tựu gần 35 năm đổi mới đất nước đã là một lời tuyên ngôn đanh thép khẳng định những thành tựu to lớn của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, khẳng định niềm tin sắt son của toàn dân tộc vào sự lãnh đạo của ĐCSVN trong thời kỳ mới.

Đến nay, chúng ta có thể tự hào rằng đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước Đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên (nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm, thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm). Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt (nếu như năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm, thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm).

Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 ước đạt khoảng 5,9% và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt khoảng 7,3% và của khu vực dịch vụ đạt khoảng 6,0%; tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ (bao gồm xây dựng) theo giá cơ bản trong GDP tăng từ mức 73% năm 2015 lên khoảng 75,4% năm 2020. Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 268,4 tỉ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm,… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Tỉ lệ tích luỹ tài sản so với GDP theo giá hiện hành ước đến năm 2020 khoảng 26,7%.

Năm 2020, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước khó khăn, nhất là đại dịch COVID-19, lũ lụt thiên tai ở miền Trung và Tây Nguyên, kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn thách thức. Nhưng với chỉ dẫn từ Cương lĩnh của Đảng ta, Việt Nam kiên định con đường đi lên CNXH nên những thành tựu mà chúng ta đạt được càng khẳng định tính ưu việt của CNXH, qua đó củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và của nhân dân vào con đường đi lên CNXH của Việt Nam.

Mười năm gần đây, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng vào loại khá cao, đó là dấu ấn về kinh tế. Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội, những năm qua song hành với phát triển kinh tế, Việt Nam luôn coi trọng củng cố, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển. Về đối ngoại, vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, thể hiện rõ nhất là trên vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu gần như tuyệt đối từ 192/193 bầu cho Việt Nam. 

Đặc biệt năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn hoàn thành tốt với vai trò là Chủ tịch ASEAN; hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPPPP), hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEEP)... Điều này cho thấy vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. 

Rõ ràng thành tựu của công cuộc đổi mới là kết quả của quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta qua nhiều nhiệm kỳ đại hội dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy đảng trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết Đại hội Đảng, giải quyết kịp thời, có hiệu quả nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thực tiến. Đồng thời có sự quản lý, điều hành quyết liệt của Chính phủ và chính quyền các cấp; sự nỗ lực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

Sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Sự nỗ lực chung sức đồng lòng của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tinh thần lao động tích cực, sáng tạo, trách nhiệm của nhân dân; sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Và chính điều này là một cái tát vào nhũng rêu rao không có căn cứ của các thế lực thù địch về đời sống chính trị - xã hội – kinh tế của nhân dân Việt Nam.

 

SỰ BẤT LỰC CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG VÀ BẤT MÃN VỀ CHÍNH TRỊ

Binh chiến

          Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã diễn ra thành công, đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng ta, dân tộc ta, đất nước ta, có ý nghĩa định hướng tương lai, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước, đem lại cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho nhân dân.

          Thế nhưng, hiện nay các phần tử cơ hội, phản động, bất mãn về chính trị đang tăng cường chống phá, nhằm phá hoại sự thành công của Đại hội. Trong số đó có nhiều bài viết như: “Đại hội 13 và những cảnh không nhà” của phần tử Nguyễn Hùng đăng trên trang web Bureau CTM Media - Âu Châu; “Lời giải nào cho ông Phạm Minh Chính” trên trang của Đỗ Ngà – những kẻ phản động về chính trị. Các bài viết kiểu này là một mớ hỗn độn, vu khống, xuyên tạc nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Nội dung bài viết mang tính bịa đặt thô thiển; trình bày lủng củng, tình tiết lượm lặt, cưỡng ép, không ăn nhập giữa tiêu đề với nội dung, cho thấy lối tư duy chắp vá, sự ngô nghê, ngờ nghệch đến thảm hại của chúng và đó là sự minh chứng cho tiếng kêu lạc lõng yếu ớt của bọn phản động, bất mãn về chính trị đang hụt hơi, bất lực, gắng sức tàn điên cuồng chống phá Đảng.

          Chúng cho rằng: “Đảng cộng sản kiên quyết chỉ duy trì một ngôi nhà chính trị duy nhất, ngôi nhà của những người theo Marx và Lenin khiến cho hàng chục triệu người trở thành vô gia cư về chính trị. Họ chẳng tha thiết gì với chủ nghĩa cộng sản và các đồng chí trong đảng cộng sản. Nhưng họ còn con đường lựa chọn nào khác ở Việt Nam?”, hay những con số biết nói về nền kinh tế Việt nam thì chúng lại cho rằng: “Đó là con số đã chỉ ra tính yếu kém của nền kinh tế.”(???) Có thể thấy, đây là luận điệu xằng bậy, cũ rích nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận thành quả của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng mà bất kể người dân Việt Nam nào đọc cũng có thể bác bỏ, nhưng vẫn được bọn phản động, bất mãn về chính trị sử dụng lải nhải, ra rả mãi không thôi.

          Nhân đây, một lần nữa nói cho Nguyễn Hùng, Đỗ Ngà và những kẻ còn cay cú, hậm hực ôm thù hận cá nhân, hay còn nuối tiếc chế độ cũ, cùng những ai đang bị các thế lực hắc ám nào đó lừa phỉnh biết: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam là hợp hiến, hợp pháp; đó là sự lựa chọn đúng đắn của nhân dân Việt Nam và thực tiễn đã chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực lãnh đạo công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

          Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội đã được Hiến định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đồng thời nó cũng thể hiện ý chí nguyện vọng của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam.

          Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất đối với Nhà nước và xã hội vì thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam đã phủ nhận đa nguyên, đa đảng, xác định vị trí độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.       Thực tiễn đã chứng minh,Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Qua hơn 35 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng-an ninh... Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

          Những luận điệu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội là hoàn toàn sai trái, cũ rích, nhân dân Việt Nam quá hiểu điều đó. Chứng tỏ một điều là bọn phản động, bất mãn về chính trị đang hụt hơi, bất lực, trước thực tiễn và chân lý sáng ngời của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

 

 

SAI LẦM CỦA QUAN ĐIỂM “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” CÁC

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

                                                                               Binh chiến

            Ở Việt Nam, thời gian qua, lợi dụng quá trình đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều cá nhân, tổ chức, đối tượng thù địch trong và ngoài nước đã đưa ra những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013; đòi tam quyền phân lập; đòi “phi chính trị hóa” các lực lượng vũ trang nhân dân,… Trong đó, luận điệu “phi chính trị hóa” Quân đội và Công an được chúng xác định là một nội dung trọng tâm. Những người này cho rằng, Công an, Quân đội phải “trung lập”, “đứng giữa”, không thuộc một đảng phái nào, “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”… Họ còn cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã “hoàn thành sứ mệnh cao cả” là giải phóng dân tộc, nay nên trao lại quyền lãnh đạo đất nước cho “lực lượng dân chủ cấp tiến”.

Có thể thấy rằng, đây là những luận điệu sai trái, nhằm thực hiện âm mưu thâm độc là tách Công an và Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công an, Quân đội; làm cho lực Công an, Quân đội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mất phương hướng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới làm cho lực lượng vũ trang bị vô hiệu hóa. Với thủ đoạn này, các thế lực thù địch, phản động không có gì khác là muốn làm cho lực lượng vũ trang nhân dân ta dần dần biến chất, từ lực lượng vũ trang của nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, trở thành một đội quân phản bội lại lợi ích của Đảng, của nhân dân, bảo vệ cho lợi ích của các tầng lớp, giai cấp tư sản.

Thực tiễn khẳng định, không có một lực lượng vũ trang nào là "đứng ngoài chính trị", là "trung lập". Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển quân đội các nước tư bản đều cho thấy, giai cấp tư sản không hề coi nhẹ quân đội, trái lại, rất coi trọng xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần cho lực lượng vũ trang của họ. Trong khi đó, thực tiễn cũng đã cho chúng ta những bài học rất sâu sắc về vấn đề này. Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô tuyên bố xóa bỏ Điều 6 Hiến pháp (quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô), chấp nhận đa nguyên, đa đảng đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và sau đó là chấp nhận xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với lực lượng vũ trang, làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa. Đó là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối năm 1991.

Cuộc chính biến ở Myanmar có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng sự kiện này có liên quan trực tiếp tới vấn đề “phi chính trị hóa” Công an, Quân đội. Từ cuộc chính biến ở Myanmar, một bài học sâu sắc được rút ra với chúng ta, đó là phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong các lực lượng vũ trang.

 

 

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM XUYÊN TẠC TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Binh chiến

Thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân luôn tìm cách sử dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền. Luận điệu mà họ đưa ra là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân; đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu chính quyền không kiểm soát, kiểm duyệt các tôn giáo, cho phép tôn giáo được tự do hoạt động. 

Họ nêu ra các vấn đề rằng, “nhiều văn bản pháp luật Việt Nam về tôn giáo, dân tộc không tương đồng với Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Thậm chí, họ còn trắng trợn phê phán, xuyên tạc “Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là tạo ra cơ sở pháp lý để đàn áp, bóp nghẹt tôn giáo”; “là bước thụt lùi về tự do tôn giáo”. Đồng thời, họ còn cho rằng, Việt Nam đề ra chính sách pháp luật nhưng không thực hiện. Trong các Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế hàng năm do Cục Dân chủ, nhân quyền và lao động, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đều nêu nội dung: “Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do tôn giáo, tuy nhiên Chính phủ vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của nhiều tôn giáo”. Trong các báo cáo này còn nêu ra “các biện pháp hạn chế tự do tôn giáo”, “các trường hợp lạm dụng tự do tôn giáo…, một số tín đồ tôn giáo tiếp tục bị đàn áp hoặc sách nhiễu…”. 

Các đối tượng còn tuyên truyền, chỉ trích, vu cáo “chính quyền Việt Nam cấm đoán nhiều tổ chức, hệ phái tôn giáo hoạt động” và “kiểm soát chặt chẽ” hoạt động của các tổ chức tôn giáo đã được Chính phủ công nhận, “cấm mục sư Tin lành đi lại truyền đạo, cấm con em những người theo đạo đến trường”, yêu cầu chính quyền “chấm dứt sự phủ quyết đối với việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo” (thực tế, Vatican đã thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam về việc bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam phải được Nhà nước Việt Nam chấp thuận).

Trên thực tế, ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân được đảm bảo. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo, trong đó đều khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”; “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”; “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”...

Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, Nghị định số 162/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng tôn giáo... Trong các văn bản pháp luật này đều khẳng định Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”.

Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”.

Như vậy, thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, các tôn giáo ở Việt Nam ngày càng đa dạng, được Đảng, Nhà nước bảo đảm hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

 

 

 

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI PHỦ NHẬNVAI TRÒ LÃNH ĐẠO VÀ CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

                                                                        Niềm tin chiến thắng

                                             

Hiện nay, các thế lực thế lực thù địch đang ra sức đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng Việt Nam, trong đó thủ đoạn nham hiểm, xảo quyết của chúng là tập trung vào việc xuyên tạc, chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội. Vì vậy, việc nhận biết âm mưu, thủ đoạn để chủ động đấu tranh làm thất bại “diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, bảo vệ vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, trọng yếu của mọi cán bộ, đảng viên của Đảng, trong đó cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản:

Trước hết, cần tăng cường giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cho toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân, để củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời cần nhận thức rõ sự khó khăn, phức tạp của công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong tình hình mới.

Đảng ta phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng cầm quyền; về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả công tác tư tưởng, đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị trong Đảng, nhất là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp.

Thứ hai, Đảng ta phải thật sự coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thật sự là đạo đức, thật sự là văn minh. Phải làm cho Đảng ngang tầm nhiệm vụ, phải ra sức nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cũng như bản lĩnh cầm quyền. Đảng phải khẳng định được vai trò lãnh đạo của mình thông qua sự phát triển của đất nước, mà cụ thể là thông qua hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… mà Nhà nước đang triển khai thực hiện. 

Thứ ba, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng. Trong bối cảnh tình hình mới, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng cần kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình đổi mới, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế. Trong bất kỳ tình huống nào cũng kiên quyết giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.

Thứ tư, củng cố, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo.

Đấu tranh chống quan điểm phản động, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước, dân tộc, là tình cảm và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên chân chính. Đó cũng chính là bản lĩnh chính trị, lập trường kiên định của người cán bộ, đảng viên trong Quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc với nhân dân. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải ra sức bảo vệ Đảng, bảo vệ lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, thiết thực góp phần xây dựng một nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./. 

 

 

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG CÁC CHÍNH SÁCH VỀ XÃ HỘI CỦA ĐẠI HỘI XIII THIẾU CƠ SỞ KHOA HỌC

                                                                          Tiến công

 Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Hệ thống pháp luật và chính sách phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên. Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn, được tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội khác. Các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác gia đình và bình đẳng giới. Đời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị - xã hội. Nước ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ. Kết quả to lớn đó bác bỏ những ý kiến sai trái cho rằng Đảng và nhà nước ta không quan tâm đến các chính sách xã hội hoặc các chính sách xã hội được đề ra là không có căn cứ

khoa học và không thực hiện được.

Để bôi nhọ và hạ thấp thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, các thế lực thù địch đã cố tình đổi trắng, thay đen, xuyên tạc, bóp méo bản chất, tính chất và thành tựu to lớn của các chính sách xã hội mà Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Các thế lực thù địch tập trung công kích, xuyên tạc cái gọi là thành tựu của đổi mới là do Đảng, Nhà nước Việt Nam “tự vẽ lên”, “tự mình khen mình”, chứ thực chất, theo chúng là không có thật. Chúng còn nói xằng rằng, những thành tựu đổi mới nếu có là chỉ “chui vào túi của bọn độc tài”, bọn tham nhũng, tham quan; còn đất nước vẫn trong cảnh nghèo nàn, tụt hậu, đời sống của nhân dân còn rất khó khăn, người dân nghèo thì không được thụ hưởng.

Qua hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó là cố gắng to lớn, rất đáng tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế nước ta còn tụt hậu, cuộc sống của đồng bào ta ở nhiều vùng, nhiều đối tượng còn rất khó khăn; vẫn còn tệ tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, quan liêu, cửa quyền với nhân dân, gây bất bình trong nhân dân... Đảng và Nhà nước ta không những không phủ nhận những yếu kém, khuyết điểm trong quá trình đó mà còn nhận thức rõ vấn đề và kiên quyết đề ra chủ trương, chính sách sửa chữa, đấu tranh khắc phục. Dù có áp đặt, vu khống đến đâu thì cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng Việt Nam là một nước luôn tôn trọng và phát huy dân chủ, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của con người. Điều này được thể hiện ngay trong hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và từ thực tiễn đời sống xã hội cũng như hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.